Thứ 6, 22/11/2024, 05:10[GMT+7]

Cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực và nguyệt thực toàn phần năm 2020

Chủ nhật, 05/01/2020 | 14:10:16
4,581 lượt xem
2020 là năm xảy ra vô số những hiện tượng thiên văn siêu hiếm trong đó có nhật thực và nguyệt thực toàn phần.

Ngày 3 - 4/1: Mưa sao băng Quadrantid

Cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực và nguyệt thực toàn phần năm 2020 - Ảnh 1.

Năm 2020 là một năm được dự đoán sẽ có rất nhiều ngôi sao mất đi sự sống. Trong đó, mở đầu là mưa sao băng Quadrantid - hiện tượng khoảng hơn 40 ngôi sao sẽ bắt đầu rơi sau 0h30 ngày 4/1.

Ngày 10/1: Nguyệt thực toàn phần

Mặt trăng tròn đầu tiên trong năm 2020 sẽ xuất hiện vào lúc 14h21 theo giờ phương Đông (EST). Trong thời gian này, Mặt trăng sẽ đi dần vào chiếc bóng của Trái đất gây ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần mờ nhạt hay còn gọi là "Mặt trăng sói". Hiện tượng này chỉ được nhìn thấy tại châu Âu, châu Phi và châu Á.

9/2, 9/3, 8/4 và 7/5: Siêu trăng

Cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực và nguyệt thực toàn phần năm 2020 - Ảnh 2.

Hiện tượng siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng ở vị trí gần với Trái đất nhất trong quỹ đạo hình elip của nó. Cũng vào thời điểm này, đây là cơ hội để bạn có thể ngắm Mặt trăng to và sáng nhất có thể. Hiện tượng này chỉ diễn ra 4 lần vào ngày 9/2, 9/3, 8/4 và ngày 7/5 trong năm 2020.

21 - 22/4: Mưa sao băng Lyrid

Một trong những trận mưa sao băng hoành tráng nhất năm 2020 chính là hiện tượng mưa sao băng Lyrid. Trong ngày 21 - 22/4, rất nhiều ngôi sao băng sẽ rơi rải rác, đặc biệt vào đỉnh điểm của hiện tượng, bạn có thể chiêm ngưỡng đến 20 ngôi sao băng rơi gần như cùng lúc.

21/6: Nguyệt thực - vòng lửa

Cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực và nguyệt thực toàn phần năm 2020 - Ảnh 3.

Vào thời điểm này, Mặt trăng sẽ di chuyển chắn giữa ánh sáng Mặt trời và Trái đất, che khuất khoảng 99% ánh sáng của Mặt trời tạo ra hình ảnh giống như một vòng lửa rực cháy ngoạn mục. Vị trí quan sát đẹp nhất của hiện tượng siêu hiếm này dự kiến sẽ là Oman và Tây Tạng (Trung Quốc).

Ngày 5/7: Nguyệt thực

Chỉ hai tuần sau "vòng lửa", nguyệt thực sẽ xuất hiện lần thứ hai. Tuy nhiên trong lần nguyệt thực này, chỉ có người dân tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi mới có cơ hội được chiêm ngưỡng.

Ngày 31/10: Mặt trăng xanh

Khi một tháng có tới 2 lần trăng tròn, thì lần trăng tròn thứ 2 được gọi là Mặt trăng xanh. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra một lần duy nhất trong năm 2020 vào ngày 31/10.

29 - 30/11: Nhật thực băng giá

Cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực và nguyệt thực toàn phần năm 2020 - Ảnh 4.

Đây là lần thứ 4 trăng tròn sẽ mất đi ánh sáng trong năm 2020. Vào khoảng thời gian ngày 29 - 30/11, hiện tượng Mặt trăng sẽ bị che khuất thành hình bán nguyệt sẽ có thể được nhìn thấy tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc và Đông Á.

14/12: Geminids và nhật thực toàn phần

Có thể nói đây là ngày tập trung nhiều hiện tượng thiên văn hoành tráng nhất trong năm. Vào sáng sớm ngày 14/12, Trái đất sẽ có thể chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids khi hơn 120 thiên thạch đủ màu sắc sẽ rơi xuống. Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ đồng hồ, một hiện tượng vô cùng hiếm có khác là nhật thực toàn phần cũng sẽ diễn ra. Tuy nhiên, nhật thực toàn phần trong ngày này chỉ có thể được chiêm ngưỡng tại hồ Chile và Patagonia (Argentina).

21/12: Liên hợp Solstice khổng lồ

Cứ sau 20 năm, các hành tinh khổng lồ Sao Mộc và Sao Thổ sẽ di chuyển đến vị trí gần nhau trên bầu trời Trái đất. Vào ngày đông chí ở Bắc bán cầu, hai hành tinh khổng lồ này sẽ xuất hiện cách nhau chỉ 0,06º trên bầu trời phía Tây ngay sau khi Mặt trời lặn. Điều này sẽ tạo nên một hình ảnh ngoạn mục về hai hành tinh đôi. Nếu bỏ lỡ, bạn sẽ phải đợi đến năm 2040 mới có thể chiêm ngưỡng lại hiện tượng này.

Theo vtv.vn