Người anh hùng bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri
Chúng tôi về xã Thụy Hải vào một ngày đầu tháng 3/2020 gặp các bậc cao niên thôn Quang Lang Đông, ai cũng hiểu rất rõ về chiến dịch Điện Biên Phủ và anh hùng Tạ Quốc Luật, tự hào khi quê hương sinh ra người con ưu tú, góp phần làm nên chiến thắng trong thời khắc lịch sử quan trọng của dân tộc. Tạ Quốc Luật sinh năm 1925 trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng. Ông tham gia phong trào thanh niên phản đế tại địa phương từ trước Cách mạng Tháng Tám và gia nhập cứu quốc quân từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tạ Quốc Luật tình nguyện đi bộ đội. Năm 1947, ông là trung đội trưởng của Tiểu đoàn 151, tham gia nhiều trận đánh ở các tỉnh Bắc Cạn, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn. Năm 1952, ông cùng đơn vị đánh cứ điểm Nà Sản. Sau trận này, ông được đề bạt làm Đại đội trưởng Đại đội 360, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tạ Quốc Luật đã chỉ huy đại đội lập nhiều chiến công xuất sắc, trong đó có chiến công bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri cùng Bộ Tham mưu của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chiều ngày 7/5/1954.
Trong hồi ký về những tháng ngày lịch sử, Tạ Quốc Luật viết rất kỹ về trận đánh trận cuối cùng vào hầm Đờ Cát-xtơ-ri và bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri: “Khi chúng tôi vượt qua cầu Mường Thanh thì gặp một tên lính ngụy. Tôi hỏi tên này: Hầm Đờ Cát-xtơ-ri ở đâu? Hắn chưa hết run và chỉ vào căn hầm có nhiều cột ăng-ten nhỏ ở trên nóc. Tôi liền chỉ huy tổ của mình áp sát khu vực hầm và phân công đồng chí Nhỏ dùng thủ pháo ném vào cửa hầm uy hiếp, đồng thời cử hai chiến sĩ bịt cửa hầm bên kia rồi cùng với Nhỏ và Vinh vào cửa hầm bên này. Ánh sáng bên trong hầm hắt ra có thể nhìn rõ trần hầm có căng dù trắng. Số sĩ quan Bộ Tham mưu của Tập đoàn cứ điểm tỏ ra rất mệt mỏi và lo âu. Riêng Đờ Cát-xtơ-ri vẫn đội mũ ca-lô và ngồi cúi mặt xuống bàn. Khi đến gần, tôi hô lớn tiếng Pháp: “Giơ tay lên!”. Sau đó, Đờ Cát-xtơ-ri cầm máy điện thoại ra lệnh cho toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ đầu hàng. Lúc đó là 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954”. Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tạ Quốc Luật tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Năm 1975, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy bảo đảm thông tin thông suốt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với những cống hiến to lớn trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Tạ Quốc Luật được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Giải phóng miền Nam; Huân chương Chiến thắng. Năm 2004, ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Một điều đặc biệt nữa là anh hùng Tạ Quốc Luật chính là cháu nội của danh nhân văn hóa Tạ Hiện (Tạ Quang Hiện, còn gọi là cụ Đề Hẹn), làm quan trong triều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức, giữ chức Đô thống quân vụ. Từng là vị quan võ trong triều, yêu nước, thương dân, giỏi cầm quân... nhưng cụ cũng là tấm gương tiêu biểu về nghĩa khí khi không tham địa vị, công danh.
Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã được độc lập, tự do nhưng tên tuổi của cụ Tạ Hiện và anh hùng Tạ Quốc Luật vẫn mãi mãi sống trong trang sử vàng oanh liệt của dân tộc, trong niềm tự hào của mỗi người dân, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ hôm nay học tập và noi theo.
Đồng chí Nguyễn Quang Đại, Bí thư Đảng ủy xã Thụy Hải Đồng chí Tô Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thụy Hải Ông Tạ Quang Vinh, thôn Quang Lang Đông, xã Thụy Hải Dòng họ Tạ ở Thụy Hải có lịch sử hình thành hơn 400 năm với 16 đời nối dõi. Các anh chị em ruột của anh hùng Tạ Quốc Luật đều là những cán bộ lão thành cách mạng. Trải qua các cuộc kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, dòng họ Tạ ở Thụy Hải có 12 liệt sĩ, 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 8 lão thành cách mạng. Hiện nay, các thế hệ con cháu dòng họ Tạ ở Thụy Hải đang sinh sống trên mọi miền của Tổ quốc, nhiều người là cán bộ quân đội, kỹ sư, bác sĩ... Phát huy truyền thống của quê hương, dòng họ, mỗi giai đoạn lịch sử đều có những người con của dòng họ Tạ đóng góp công sức, trí tuệ góp phần xây dựng quê hương, đất nước, làm rạng danh gia tộc. |
Nhóm phóng viên
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam