Thứ 6, 29/03/2024, 08:57[GMT+7]

COVID-19 đẩy ngành công nghiệp điện ảnh đến bờ vực của "hồi cáo chung"

Thứ 2, 27/07/2020 | 07:51:04
3,024 lượt xem
Thiếu vắng các bộ phim bom tấn, các rạp chiếu phim trên khắp thế giới và ngành công nghiệp điện ảnh đứng trước viễn cảnh đen tối hơn lúc nào hết.

Các rạp chiếu phim đang rơi vào tình trạng ảm đạm chưa từng có.

Làn sóng COVID-19 mới ở Mỹ dường như đang dập tắt niềm hy vọng mới nhen nhóm trở lại của ngành công nghiệp phim ảnh, vốn đã đình trệ từ đầu năm nay vì lệnh phong tỏa ở khắp các bang. Như mọi năm, đây là thời điểm sôi động nhất của mùa phim hè. Năm nay, mọi thứ ảm đạm chưa từng có.

Không có những bộ phim bom tấn mới của Hollywood, các rạp chiếu không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới vận lộn để thu hút khán giả. Ở những nước tình hình bớt căng thẳng thì những bộ phim cũ, thiếu vắng ngôi sao không đủ thuyết phục khán giả bỏ tiền đến rạp. Trong khi đó, số ca mắc mới và tử vong liên tiếp phá vỡ kỷ lục khiến nhiều bang ở Mỹ phải nghĩ lại kế hoạch mở cửa.

"20 ngày trước, chúng tôi dường như có thể trở lại. Nhưng những thông tin mới nhất thật kinh khủng", David Gross, giám đốc bộ phận tư vấn tại Franchise Entertainment Research buồn rầu nói.

Hệ thống phát hành thì không có phim mới để chiếu, còn các ông lớn sản xuất phim thì đau đầu với chuyện khi nào có thể phát hành phim một cách an toàn.

Siêu phẩm mới của đạo diễn Christopher Nolan mang tên Tenet, ban đầu dự kiến ra mắt vào ngày 17/7 nhưng rồi bị hoãn tới ngày 12/8.

Bom tấn rất được mong chờ của Disney là Hoa Mộc Lan cũng phải dời ngày chiếu dự kiến từ 24/7 sang 21/8.

COVID-19 đẩy ngành công nghiệp điện ảnh đến bờ vực của hồi cáo chung - Ảnh 2.

Siêu phẩm mới của đạo diễn Christopher Nolan mang tên Tenet, ban đầu dự kiến ra mắt vào ngày 17/7 nhưng rồi bị hoãn tới ngày 12/8.

Khi các nhà sản xuất phim thay đổi kế hoạch phát hành để hạn chế rủi ro thì các rạp chiếu cũng phải chạy theo. Và sau hơn nửa năm khó khăn, cả hai đều chưa nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm…

Phát hành thì… liều mà không phát hành thì… chết!

Chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất thế giới AMC vừa quyết định hoãn kế hoạch mở cửa trở lại cho tới ngày 30/7 thay vì ngày 15/7 như trong kế hoạch. Với số ca mắc cứ liên tục tăng cao ở Mỹ, không ai có thể dám chắc AMC có thể đón khách đúng hẹn vào cuối tháng này.

Việc đóng cửa liên tục khiến doanh thu của AMC bị sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là là từ mùa phim hè, vốn chiếm khoảng 40% số tiền bán vé hàng năm.

COVID-19 đẩy ngành công nghiệp điện ảnh đến bờ vực của hồi cáo chung - Ảnh 3.

Toàn bộ ngành công nghiệp phim ảnh đang bị mắc kẹt trong đại dịch COVID-19.

"Ngay lúc này, toàn bộ ngành công nghiệp phim ảnh đang bị mắc kẹt", ông Chris Aronson, Chủ tịch mảng phân phối nội địa của Paramount Pictures nói. Hãng phim của Chris Aronson đã phải lùi ngày phát hành phần 2 của phim A Quiet Place sang tận đầu tháng 9.

Để giảm bớt khó khăn, ông John Fithian, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà hát quốc gia đã khuyến khích các hãng phim phát hành các bộ phim bom tấn vào tháng tới dù một số bang trong đó có cả Los Angeles hay New York vẫn đang ở trong tình trạng "không chắc chắn’.

Theo ông Fithian, ở một số nước kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, đang rất mong chờ những bộ phim có thể kéo người xem tới rạp. Tenet của Christopher Nolan đang được mong chờ sẽ làm nhiều vụ đó. Số lượng các rạp chiếu Tenent ở nước ngoài có thể chiếm 2/3 khi mà thị trường Mỹ đang rất bất định. Hơn nữa, càng trì hoãn thời gian phát hành phim, ngành công nghiệp càng thiệt hại lâu dài.

"Nếu chờ đến khi 100% rạp chiếu phim được mở cửa, thời gian có thể cả năm nữa vì sẽ phải đợi đến khi có vaccine. Đây là câu chuyện tồn tại của ngành công nghiệp điện ảnh. Nếu không có phim mới trong vòng một năm, mọi thứ sẽ kết thúc", ông Fithian nhấn mạnh.

COVID-19 đẩy ngành công nghiệp điện ảnh đến bờ vực của hồi cáo chung - Ảnh 4.

"Bom tấn" Hoa Mộc Lan lùi thời điểm phát hành đến cuối tháng 8 thay vì dự kiến vào tháng 7.

Phát hành một bộ phim mới trong bối cảnh đại dịch vẫn hoành hành là một quyết định đầy rủi ro, đặc biệt là với những bộ phim được đầu tư lớn, lần đầu tiên ra rạp. Tuy nhiên, Christopher Nolan, đạo diễn ăn khách hàng đầu và hãng Warner Bros vẫn quyết tâm lên lịch trình công chiếu cho siêu phẩm Tenent của mình.

"Chúng tôi coi đây là thời điểm quan trọng để làm việc với các rạp chiếu, các nhà hát để làm sao mọi người vẫn có thể khỏe mạnh và sống có trách nhiệm cùng lúc", Jeff Goldstein, giám đốc phát hành nội địa của Warner Bros cho hay.

Không chỉ Warner Bros, các hãng phim khác cũng cho hay, họ sẵn sàng tung các phim mới khi các quan chức y tế bật đèn xanh.

Bộ phim đầu tiên dự kiến được phát hành rộng rãi ở Mỹ là Unhinged với sự tham gia của ngôi sao Russell Crowe vào ngày 31/7 tới. Sau đó, Sony Picture ra cho trình làng bộ phim hài lãng mạn The Broken Hearts Gallery vào ngày 7/8. Mặc dù cả hai đều không phải là những bộ phim bom tấn nhưng nó sẽ là một phép thử quan trọng với khán giả.

"Một khi các rạp chiếu mở cửa an toàn, sẽ có rất nhiều bộ phim được ra mắt. Đây không phải là vấn đề con gà, quả trứng, đây là vấn đề an toàn", Chủ tịch của Sony PictureTom Rothman cho hay.

Rạp phim mở cửa, nhưng khán giả có hào hứng đến rạp?

Vì an toàn, nên các rạp chiếu phim ở Mỹ dù cực kỳ sốt ruột cũng khó có thể mở cửa sớm. Chuỗi rạp lớn nhất như AMC hay Regal vẫn đang đóng cửa. Nhiều bang ở Mỹ vẫn chưa xác định ngày chính xác sẽ mở cửa trở lại thì việc các chiếu rơi vào tình trạng bất động "chưa biết đến khi nào" cũng là điều khá dễ hiểu.

Nhưng có một vấn đề lớn hơn, là nếu có mở cửa trở lại thì sự háo hức của khán giả sẽ tới đâu khi đã có thời gian dài làm quen với làm việc giải trí trực tuyến.

COVID-19 đẩy ngành công nghiệp điện ảnh đến bờ vực của hồi cáo chung - Ảnh 5.

Nhiều khán giả sẽ chỉ trở lại rạp phim khi COVID-19 kết thúc.

Theo dữ liệu của Screen Engine/ASI, 13% người Mỹ thường xuyên xem phim chiếu rạp cho biết họ có kế hoạch quay trở lại ngay lập tức bất kể là rạp chiều phim gì. 29% thì cho rằng, họ sẽ đi nếu có bộ phim họ quan tâm. Tuy nhiên, 18% cho biết họ sẽ chờ đợi cho tới khi đại dịch kết thúc. Screen Engine/ASI đánh giá những người đi xem phim thường xuyên là đi từ 6 lần trở lên trong một năm.

Bà Catherine Paura, Phó chủ tịch cấp cao của Engine Engine/ASI cho hay, những lo ngại của người xem đã tăng lên đáng kể trong những ngày gần đây khi số ca mắc mới ở Mỹ tăng cao đột biến, đặc biệt là phụ nữ và khán giả lớn tuổi.

"Đây thực sự là vấn đề an toàn. Nếu bạn nhìn vào mối quan tâm của họ, thì sẽ hiểu vì sao họ quyết định tạm dừng việc đến các rạp chiếu cho tới khi mọi thứ được kiểm soát", bà Paura nói.

Tuy nhiên, CEO của tập đoàn sản xuất phim vẫn tự tin rằng, các bộ phim mới vẫn có thể đem lại lợi nhuận một khi được ra rạp. Tất nhiên, con số còn xa mới có chạm mốc 100 triệu USD vào dịp cuối tuần mà những bộ phim bom tấn mùa hè thường mang lại.

Nhiều công ty hy vọng, việc thiếu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Tenet hay Hoa Mộc Lan phát huy hết sức mạnh vào mùa thu ở các rạp chiếu trên toàn cầu. Đây là sẽ một sẽ thay đổi rõ rệt so với các mùa phát hành truyền thống như các năm trước.

COVID-19 đẩy ngành công nghiệp điện ảnh đến bờ vực của hồi cáo chung - Ảnh 6.

Ngành công nghiệp điện ảnh sẽ có thể hồi phục vào mùa Thu?

"Khi có ít phim trên thị trường, bạn có thể ở lại các rạp chiếu lâu hơn. Khi đó con số thống kê không phải là ngày đầu, tuần đầu mà là cả quá trình bộ phim ở rạp", ông Jeff Goldstein bày tỏ.

Mặc dù vậy ông David Gross, giám đốc bộ phận tư vấn tại Franchise Entertainment Research tỏ ra hoài nghi về lập luận đó. "Tôi quan tâm đến sự hào hứng của khán giả. Tôi không nghĩ mọi người đã sẵn sàng cho việc khoảng 20% khán giả sẽ không tới rạp chiếu nữa vừa vì an toàn, vừa vì thói quen đã phần nào thay đổi".

Theo vtv.vn


Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày