Hoàng Phúc hộ quốc
Theo các tài liệu khảo cứu, Khả Khu (nay là làng Khả, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà) xưa là “bến độ” của nhóm người Việt Mường từ vùng núi cao xuống đồng bằng phì nhiêu. Thế kỷ thứ VII, là “thủ phủ” của nhà Đường và thế kỷ X, thời điểm loạn 12 sứ quân, danh tướng Nguyễn Phúc người lộ Hải Đông đã chọn Khả Khu dựng đại bản doanh chống lại các thế lực cát cứ khác. Khi được Đinh Bộ Lĩnh thu phục, Nguyễn Phúc trở thành thuộc tướng trung thành có công lao to lớn giúp Đinh Bộ Lĩnh thu non sông về một mối…
Theo bản “Khả Khu thần tích Đinh triều” do Thượng thư Bộ lễ Nguyễn Bính soạn năm 1752: “Một đêm Phúc Công mơ thấy cụ già đầu râu tóc bạc, áo quần chỉnh tề đi thẳng vào đồn sở, tướng Nguyễn Phúc liền hỏi: “Cụ già đâu tới mà đường đột vào đồn trại?”, cụ già cười ngâm mấy câu thơ: “Lai nhật Đinh Điền đáo nhĩ gia/Đinh hoàng chính vị thống sơn hà/Quân thần nhất hội thiên niên nghiệp/Thiên dĩ định ra, địa định ra”. Tạm dịch: “Một ngày gần đây Đinh Điền tới thăm, đây là vị tướng giỏi của nhà Đinh nhằm việc thống nhất sơn hà. Vua tôi một lòng, một dạ dựng nghiệp lớn, nhất định sẽ thống nhất được thiên hạ”. Thơ vừa ngâm xong, tiếng thơ còn vương vấn thì bỗng dưng trời nổi giông gió mịt mùng, bụi cuốn mù trời, không thấy cụ già đâu nữa. Đúng lúc, Nguyễn Phúc tỉnh mộng, nhớ lời thơ cụ già ngâm ông hiểu đó là ý trời tạo tác để ông gặp được tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Trời vừa sáng, bỗng có một đạo quân đi như gió cuốn, binh khí ngút trời tiến thẳng vào đồn trú, Phúc Công cho rằng đó là quân của sứ quân Trần Lãm (Trần Minh Công) đến đánh liền cầm thương nhảy lên ngựa chiến xông thẳng vào đội quân mà thét rằng: “Các ngươi xâm phạm bờ cõi của ta, không biết tự thủ bờ cõi lại dám cậy mạnh, nhanh mà chạy đi kẻo hối không kịp”. Vừa thét, Phúc Công vừa vung thương chém mạnh vào đội quân, quân lính chạy tán loạn. Bỗng một người cưỡi tuấn mã, áo choàng màu vàng phi tới trước mặt Phúc Công và nói: Ta là Đinh Điền, tướng công của Đinh Bộ Lĩnh, vâng lệnh chủ tướng, ta đến để triệu ngài cùng hợp lực dẹp loạn 12 sứ quân, thống lĩnh sơn hà, chung hưởng thái bình.
Phúc Công nghe vậy liền nghĩ tới giấc mộng đêm qua bèn vứt thương xuống ngựa, vui vẻ đón Đinh Điền vào đồn sở, sai quân sĩ mở tiệc chiêu đãi ba quân. Hai tướng bàn bạc với nhau kế hoạch dẹp cát cứ, Phúc Công liền soạn hịch chiêu mộ thêm 3 nghìn quân. Lúc đó Khả Khu (nay là Khả Lậu) có 23 binh sĩ đi theo nghĩa quân.
Nhận chuyển giao sứ quân của Trần Lãm, Đinh Bộ Lĩnh gặp sự kháng cự của Nguyễn Phúc ở Khả Khu, ông liền cử Đinh Điền đến đại bản doanh của Nguyễn Phúc để thuyết phục ông về với sứ quân Trần Lãm. Trước đó, sứ quân Trần Lãm đã từng giao chiến với quân của Nguyễn Phúc để mở rộng địa bàn hoạt động và hùng cứ vùng châu thổ sông Hồng nhiều lần nhưng không thắng được Nguyễn Phúc. Với mục đích thống nhất sơn hà nên khi Đinh Bộ Lĩnh nắm trong tay binh quyền của một sứ quân, ông rất mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao và ông đã thu phục thành công mà không tốn một “mũi tên, hòn đạn” nào để Nguyễn Phúc về với sứ quân của ông. Các sử gia cho rằng, đây là kế sách hay của Đinh Bộ Lĩnh không phải cần nhiều đến binh đao. Nguyễn Phúc ưng thuận về với sứ quân Trần Lãm liền được Đinh Bộ Lĩnh giao trọng trách chỉ huy trung quân, dẫn đạo binh hùng, tướng giỏi đi đánh Kiều Công Hãn, chém được đầu tướng giặc, thu quân đại thắng.
Gần binh đồn trú của Nguyễn Phúc còn một số binh đồn khác nữa như cửa Triệu, Kiều Kinh, cửa Chìa (nay thuộc xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà) của 4 anh em Trương Lương Lùi, khi biết Nguyễn Phúc đi theo sứ quân Trần Lãm cũng thuận mà hạ giáo mác đi theo… Theo các nguồn khảo luận, năm 966, hoàng thành Cổ Loa rối loạn, nội thành đã bị quân của Kiều Công Hãn và quân của Dương Huy chiếm lĩnh trở thành hai lực lượng sẵn sàng giành quyền lực với “vua” Ngô Xương Xí. Được hai cựu thần trung tín là Đỗ Cảnh Thạc và Phạm Bạch Hổ tôn lên làm vua nhưng Ngô Xương Xí không làm tròn bổn phận một vị quân vương lại để vương triều rối ren khiến nhiều hào kiệt tự ý chiêu binh lập vùng cát cứ, trong đó có thân vương Ngô Nhật Khánh cất quân từ Đằng Lâm kéo về Cổ Loa, trở thành lực lượng thứ tư trong hoàng thành. Thấy tình hình triều chính suy vi, tướng Đỗ Cảnh Thạc ngỏ ý muốn liên kết với Kiều Công Tiễn hoặc Dương Duy liền bị tướng Phạm Bạch Hổ nghi ngờ độ tin cậy. Tướng Phạm Bạch Hổ bèn rút quân bản bộ trở lại Đằng Châu. Hai tướng trụ cột triều chính, chỗ dựa vững chắc của vua Ngô Xương Xí giờ đây “đường ai nấy đi” tạo nên khoảng trống trong triều Ngô vương. Về phía vua Ngô Xương Xí, ông cũng cảm nhận được sự cô độc ngay giữa quần thần trong triều và “ngờ ngợ” sự hiểm nguy đến tính mạng của mình nên cũng bỏ kinh thành mà chạy về Bình Kiều, châu Ái (nay là Thanh Hóa). Kinh thành không có vua như nhà không chủ, nạn cướp bóc, giết chóc xảy ra liên miên mà triều đình làm ngơ. Các sứ quân cát cứ tự giao chiến giành quyền kiểm soát khiến kinh thành đầy máu lửa. Tướng Đỗ Cảnh Thạc ngậm ngùi cho triều đại nhà Ngô nên quyết định bỏ Cổ Loa về trấn giữ thành Đỗ Động nơi lúc đương thời Ngô vương Ngô Quyền đã sai ông xây dựng mà chẳng “màng” tới việc phải chống trả nhiều lực lượng cùng xâu xé kinh đô. Quốc gia “Tĩnh Hải Quân” của Ngô Vương chìm trong loạn ly, kinh đô bị xé nhỏ từng mảnh, dòng Nhị Hà cắt ra từng đoạn. Đến mùa hè năm 966, một mùa hè với những ngày nóng bức nhất của cuộc nội chiến thì không còn ai đủ sức chém giết những sứ quân khác, 12 sứ quân trụ lại mà phần lớn chiếm cứ dọc theo hạ nguồn sông Hồng và sông Đuống. Lúc này, tướng công Trần Lãm (sứ quân Bố Hải Khẩu) đã già yếu bèn chuyển giao quyền lực cho người con nuôi Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh tìm cách “xóa sổ” những sứ quân khác nhằm thống lĩnh thiên hạ. Sử cũ chép: Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 tại làng Đại Hữu thuộc huyện (động) Hoa Lư. Cha ông là Đinh Công Trứ là bộ tướng của Dương Diên Nghệ. Ông Trứ được giao trọng trách “Thứ sử Châu Hoan” (nay là Nghệ An), đem theo vợ họ Đàm cùng hai con nhỏ. Lúc đó Đinh Bộ Lĩnh mới 7 tuổi. Không may, Đinh Công Trứ đoản mệnh, bà Trứ đành đưa các con về quê ngoại Gia Viễn. Đinh Bộ Lĩnh được sứ quân Trần Lãm (bạn của cha mình) nhận về làm con nuôi ở Bố Hải Khẩu. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập triều nhà Đinh, kinh đô đóng tại Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chia nước thành 10 đạo, mỗi đạo được chia thành quận, huyện, xã tương đương với các đơn vị quân sự (quân, lữ, tốt). Sử cũ chép: Đinh Tiên Hoàng mở tiệc ăn mừng, khao thưởng ba quân, gia phong tướng sĩ, chức vụ bề bậc theo công trạng. Nguyễn Phúc có công lớn được phong Đại vương. Trong đình Khả còn bức cuốn thư chạm nổi chữ vàng “Vạn thắng Vương tá mệnh thập nhị sứ quân, cao trường miếu mạo hương đại tại nhân tâm”.
Cựu chiến binh Trịnh Xuân Hóa, phó trưởng ban kiến thiết đình Khả, thôn Khả Đông, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà Ngày xưa Khả Khu bao gồm cả hai làng Khả Lậu (Duyên Hải) và Khả Lang (Quỳnh Châu, Quỳnh Phụ), theo các ghi chép thì Khả Khu là vùng đất bồi tụ sau Công nguyên, thế đất có nhiều gò đống. Đến đời Gia Long, triều Nguyễn (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) chia thành hai làng Khả Lậu thuộc xã Hạ Bái, tổng Thượng Bái, huyện Diên Hà và Khả Lang (Khả Sang) thuộc huyện Quỳnh Côi.Cựu chiến binh Đỗ Văn Ngân, trưởng quan viên đình Khả, thôn Khả Tân, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà Tương truyền, sau khi Đinh Bộ Lĩnh mất, nội triều rối ren, Nguyễn Phúc xin về nghỉ trí sĩ, dựng tư dinh ở Khả Khu dưỡng nhàn. Khi ông mất, triều đình tiếc thương phong duệ hiệu: Hoàng Phúc hộ quốc Đại vương. Chuẩn y cho khu Hạ bang (làng Khả) phụng thờ, chuẩn y ngày lệ và hình thức cấm kỵ không dùng chữ Phúc mà dùng chữ “Phước” thay cho chữ “Phúc”. Cấm mặc áo vàng kể cả khi hành lễ. Không được dùng chữ “Khoan” (tên Cha) và chữ Tuyết (tên Mẹ) của ông. Lệ mừng công ngày mồng mười tháng hai và giỗ trận ngày mồng mười tháng mười (âm lịch). Ngày lễ có mổ trâu đen, lợn đen, ca hát 3 ngày.Cựu chiến binh Nguyễn Trọng Hiền, trưởng ban tuyên truyền đình Khả, thôn Khả Tân, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà Trong chính sử chỉ ghi chép 12 sứ quân, dân gian lại ghi danh sứ quân Nguyễn Phúc. 12 sứ quân được chính sử ghi nhận không có Nguyễn Phúc là một “thiệt thòi” rất lớn cho quê hương chúng tôi và danh phận tùy tướng “tá mệnh” thập nhị sứ quân của Đinh Tiên Hoàng. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng