Giáo sư gốc Việt được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ
Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ vừa thông báo kết nạp thêm 124 thành viên (bao gồm 106 nhà khoa học người Mỹ và 18 nhà khoa học quốc tế), nâng tổng số viện sĩ của cơ quan này lên 2.420 người Mỹ và 319 người nước ngoài. Trong số này có GS Nguyễn Thục Quyên là người Việt đang giảng dạy tại Khoa Hóa và Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB), Mỹ. Bà cũng đảm nhiệm vai trò là đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture.
GS Quyên được lựa chọn nhờ những đóng góp đi đầu trong vai trò lãnh đạo cho cộng đồng khoa học, giáo dục và nghiên cứu về các thiết bị điện tử hữu cơ như quang điện, pin mặt trời hữu cơ và các ứng dụng phân tử hữu cơ, tiết kiệm năng lượng.
Trở thành Viện sĩ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ là một trong những danh hiệu đắt giá và cao quý dành cho các nhà khoa học. Để được bầu chọn, các thành viên phải là người có tầm lãnh đạo và đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu, ứng dụng, đồng thời đi tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ mới và đang phát triển, giúp tạo ra những tiến bộ lớn trong các lĩnh vực truyền thống về kỹ thuật hoặc có cách tiếp cận đổi mới sáng tạo trong giáo dục khoa học. Quá trình xét duyệt sẽ kéo dài cả năm, trong đó phiên bỏ phiếu cuối cùng diễn ra vào tháng 1.
Chia sẻ với báo chí, GS Nguyễn Thục Quyên cho biết, bà chưa từng mơ tới một ngày được bầu vào danh sách thành viên Viện Hàn lâm. "Kể từ lúc theo đuổi con đường nghiên cứu, tôi không nghĩ bản thân làm vì giải thưởng hay vào vị trí nào, tôi làm những gì mình thực sự yêu thích và cố gắng cống hiến cho cộng đồng khoa học", GS Quyên nói.
Bày tỏ sự vui mừng song GS Quyên bảo vẫn có rất ít nhà khoa học nữ được bầu mỗi năm. "Trong số hơn 106 nhà khoa học Mỹ được chọn, chỉ có khoảng 25-26 phụ nữ có trong danh sách này". Bà mong muốn tương lai có nhiều nhà khoa học nữ được vào Viện Hàn lâm.
GS Quyên cho biết việc được bầu vào Viện Hàn lâm giúp các thành viên có thêm tiếng nói trong cộng đồng khoa học, có sự ảnh hưởng hơn. Do đó, bà mong muốn có thể tận dụng điều này để kết nối giữa chính phủ và nhà nghiên cứu, tìm kiếm cách giúp đỡ các nhà khoa học Việt với các nhà khoa học trên thế giới. Trong đó có thể giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu với phòng lab tối tân để có thể đủ thuyết phục và thu hút được nhà khoa học về nước cống hiến cho nền khoa học Việt tiến lên.
Sinh ra ở Buôn Mê Thuột trong gia đình nghèo, đến năm 1991, Nguyễn Thục Quyên sang Mỹ định cư cùng gia đình với vốn tiếng Anh bằng không. Bà đã nỗ lực không ngừng và vượt qua nhiều trở ngại để trở thành nhà khoa học danh tiếng. Bà là một trong bốn nhà khoa học gốc Việt có tên trong danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters công bố năm 2015 và liên tiếp 4 lần có mặt trong danh sách này. Đồng thời là một trong số ít nhà khoa học nữ nhiều năm liền vào top 1% những nhà nghiên cứu khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới.
GS Quyên được giới khoa học chú ý nhờ những đóng góp xuất sắc trong hướng nghiên cứu khoa học vật liệu và các ứng dụng trong y sinh. Hướng nghiên cứu của bà xoay quanh tính chất điện tử của polyelectrolytes liên hợp, giao diện trong các thiết bị quang điện tử, việc tạo và vận chuyển điện tích trong chất bán dẫn hữu cơ, vật liệu mới cho các ứng dụng pin mặt trời hữu cơ, tự lắp ráp phân tử, xử lý vật liệu, đặc tính kích thước nano của pin mặt trời hữu cơ và vật lý thiết bị. Những năm gần đây, nhóm của GS Quyên hướng tới công trình nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao, trong đó làm về phân tử hữu cơ mặt trời. Một số công trình khác như cảm biến sinh học, được ứng dụng để "giao tiếp" giữa các hệ thống điện tử hữu cơ và sinh học nhằm ứng dụng trong y tế.
Trong sự nghiệp khoa học, bà từng nhận nhiều giải thưởng lớn như Harold Plous Award (2007); Giải thưởng Học giả - Giáo viên Camille Dreyfus (2008), giải Nghiên cứu viên của Quỹ học bổng nghiên cứu danh tiếng Alfred Sloan năm (2009), giải thưởng Nghiên cứu viên Đổi mới và Năng lực cạnh tranh Mỹ của Quỹ Khoa học Quốc gia 2010, Giải thưởng Nghiên cứu Cao cấp Alexander von Humboldt năm 2015. Đặc biệt, bà được bình chọn là trong danh sách các trí tuệ khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015, 2016, 2017 và 2018.
Viện Hàn lâm kỹ thuật Quốc gia Mỹ (NAE) thành lập năm 1964, chủ tịch hiện nay là John L. Anderson. NAE có sứ mệnh thúc đẩy sự thịnh vượng của đất nước, thông qua việc thúc đẩy các nhóm ngành kỹ thuật, đưa ra tư vấn chuyên môn cho chính phủ trong những vấn đề kỹ thuật và công nghệ.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập 23.09.2022 | 21:19 PM
- Hội thảo tư vấn, phản biện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ 07.06.2022 | 16:39 PM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương