Thứ 6, 19/04/2024, 15:47[GMT+7]

Nhiều ngành dịch vụ châu Âu chưa được phép mở cửa trở lại

Chủ nhật, 18/04/2021 | 08:22:22
1,617 lượt xem
Tại châu Âu, đại dịch vẫn tiếp tục, nhiều ngành dịch vụ chưa được phép hoạt động trở lại, hoặc lúc được mở, lúc phải đóng lệ thuộc vào diễn biến dịch bệnh.

Cửa hàng bán khoai tây chiên ở Bỉ - Ảnh: Getty Images

Một số chuyên gia đã kêu gọi, phải thay đổi chiến lược phòng dịch, tiếp cận vấn đề theo cách hoàn toàn khác, coi COVID-19 như một rủi ro tồn tại mãi mãi, có vậy thì mới có thể phục hồi kinh tế và cuộc sống xã hội.

Từ đầu đại dịch đến nay, các nước châu Âu khi buộc phải phong tỏa phòng dịch, đều nêu rõ là ngành nào phải đóng cửa, ngành nào được mở cửa.

Đức

Hôm thứ Ba vừa qua, Chính phủ Đức đề xuất dự luật quốc gia về kiểm soát dịch bệnh, cũng quy định là nếu dịch bệnh bùng phát tới một mức độ nào đó, thì chính quyền địa phương được phép kéo phanh khẩn cấp, buộc "Cửa hàng và quán ăn, cơ sở giải trí và thể thao phải đóng cửa". Đọc bài này trên tờ Markische Oderzeitung thì có thể hiểu một khi đã phải đóng, thì cửa hàng quán ăn nào cũng phải đóng, bất kể to nhỏ ra sao.

Nhiều ngành dịch vụ châu Âu chưa được phép mở cửa trở lại - Ảnh 1.

Lệnh phong tỏa đang làm nền kinh tế châu Âu lao đao. Ảnh: WSJ

Pháp

Tư duy chống dịch cho đến bây giờ vẫn là phong tỏa theo từng ngành, nhất là các ngành dịch vụ tiếp xúc với khách hàng. Tờ L'Officiel de la Franchise của Pháp có bài "Quán café, khách sạn, quán ăn, viễn cảnh bấp bênh", vì cứ nay đóng mai mở theo đà lên xuống của dịch. Vấn đề là quán thì cũng có quán này quán khác. Có quán rộng rãi, cửa sổ nhiều, có máy lọc không khí, thậm chí có sân vườn; có quán thì nhỏ hẹp chật chội. Nhưng quy định là quy định, cứ quán ăn là phải đóng cửa.

Bỉ

Tờ Le Soir của Bỉ ra đầu tuần trước có bài "Đã tới lúc phải xem lại chiến lược" cấm đoán theo ngành. Ba chuyên gia dịch tễ học người Bỉ cho rằng "Năm ngoái trong lúc cấp bách thì cấm còn được", nhưng giờ, cứ xác định là đại dịch sẽ còn kéo dài, phải có cách làm khác. Bài báo viết: "Mỗi cửa hàng sẽ được phân tích xem còn cần phải làm gì để thỏa mãn một bộ tiêu chuẩn phòng dịch, thế rồi khi đạt chứng nhận ‘An toàn COVID-19’ sẽ được mở cửa một cách ổn định", bất kể là thuộc ngành gì.

Hãy coi như rủi ro COVID-19’ tương đương với rủi ro hỏa hoạn. Các cửa hàng vẫn phải có lính cứu hỏa tới xem xét, đầy đủ các phương tiện phòng cháy thì mới được đón khách. Làm theo chiến lược đó, thì các doanh nghiệp sẽ buộc phải đầu tư thêm cho hệ thống thông gió, tẩy trùng, ngăn cách… nhưng khỏi phải lo lắng không biết sẽ bị đóng cửa khi nào. Không ai biết đại dịch sẽ còn diễn biến ra sao.

Theo vtv.vn