Thứ 6, 22/11/2024, 13:40[GMT+7]

Mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc tan rã trên Ấn Độ Dương

Thứ 2, 10/05/2021 | 08:06:38
1,975 lượt xem
Mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B, tên lửa lớn nhất của Trung Quốc được phóng vào cuối tháng 4, đã rơi trở lại Trái đất và tan rã trên Ấn Độ Dương.

Tên lửa cất cánh vào ngày 29/4, mang theo module lõi của Trạm không gian Thiên Cung vào quỹ đạo. (Ảnh: AP)

Theo báo cáo của Văn phòng Kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc, điểm rơi của mảnh vỡ thuộc tên lửa Trường Chinh 5B là phía Tây Nam Ấn Độ và Sri Lanka: "Sau khi theo dõi và phân tích, vào lúc 10h24 (tức 2h24 giờ GMT) ngày 9/5/2021, mảnh vỡ cuối của tên lửa Trường Chinh Yao-2 đã quay trở lại bầu khí quyển". Trong đó, nhiều bộ phận của tên lửa đã tự hủy trong quá trình rơi trở lại bầu khí quyển Trái đất.

Với nội dung tương tự, Đài Truyền hình Nhà nước Trung Quốc (CCTV) đưa tin, các bộ phận của Trường Chinh 5B đã rơi trở lại khí quyển Trái đất vào khoảng 10h ngày 9/5 (theo giờ địa phương). Các mảnh vỡ được xác định rơi xuống vị trí ở Tây Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Hầu hết các mảnh vỡ tên lửa đã bốc cháy trong quá trình rơi trở lại bầu khí quyển.

Tên lửa Trường Chinh 5B được sử dụng để phóng module lõi thuộc Trạm không gian Thiên Cung của Trung Quốc vào quỹ đạo trong ngày 29/4/2021. Với trọng lượng 18 tấn, đây là tên lửa lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã quay trở lại bầu khí quyển một cách không kiểm soát.

Ngày 5/5, truyền thông nhiều nước lo ngại, tầng lõi của tên lửa đang "rơi không kiểm soát" vào quỹ đạo Trái đất. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc nhận định, mảnh vỡ của tên lửa có thể sẽ rơi xuống vùng biển quốc tế.

Mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc tan rã trên Ấn Độ Dương - Ảnh 1.

Tên lửa Trường Chinh 5B nặng 18 tấn, là tên lửa lớn nhất của Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Đã có nhiều phỏng đoán được đưa ra về địa điểm mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B sẽ rơi xuống. Tuy nhiên, do gần 70% bề mặt Trái đất là nước nên khả năng mảnh vỡ rơi vào khu vực có người ở là rất nhỏ.

Năm 2020, các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống các ngôi làng ở Bờ Biển Ngà, nhưng không có người bị thương hoặc tử vong.

Trước đó, các mảnh vỡ từ Skylab, trạm không gian đầu tiên của Mỹ, được phóng vào không gian trong ngày 14/5/1973, đã rơi trở lại Trái đất vào năm 1979, xuống miền Tây Australia, nhưng không gây ra thương vong về người.

Theo vtv.vn