Vượt qua đại dịch: Giữ vững tinh thần “chống dịch như chống giặc” Kỳ cuối: Sẵn sàng ứng phó với tình hình mới
Những bài học từ thực tiễn
Hơn một năm qua ứng phó với đại dịch là hơn 1 năm, tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Song trong bối cảnh khó khăn, năm 2020, Thái Bình đã tổ chức thành công đại hội đảng các cấp; duy trì nền kinh tế tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc. Qua quá trình phòng chống dịch, nhiều bài học kinh nghiệm đã được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đúc rút. Đó là vai trò lãnh đạo và sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn của địa phương với sự quyết định thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trúng, linh hoạt, phù hợp cho từng tình huống, giai đoạn. Bên cạnh đó là sự huy động toàn diện hệ thống chính trị và toàn xã hội, vừa tạo nguồn lực, động lực và niềm tin cho công tác phòng chống dịch. 5 nguyên tắc phòng chống dịch (ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị), phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) đã được áp dụng triệt để và hiệu quả trong công tác phòng chống và xử lý các tình huống phát sinh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, đặc biệt các ngành: y tế, công an, quân sự… tiên phong, không quản ngại khó khăn, vất vả, bám sát địa bàn, tăng cường hoạt động giám sát không để lọt nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch cũng đã được duy trì xuyên suốt trong các giai đoạn phòng chống dịch.
Những bài học về lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, huy động lực lượng, huy động sức dân... đã mang lại hiệu quả cao trong mỗi đợt dịch nguy hiểm. Điển hình như trong đợt dịch thứ 2, năm 2020, ngay sau ngày 25/7, Đà Nẵng phát hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng báo hiệu đợt dịch mới, Thái Bình đã kích hoạt trở lại các hoạt động phòng chống dịch ở trạng thái cao nhất. Công tác rà soát, truy vết người từ vùng dịch Đà Nẵng về được triển khai khẩn trương. Chỉ sau 2 ngày, đến ngày 27/7, toàn tỉnh đã rà soát được gần 500 người đi từ thành phố Đà Nẵng về Thái Bình. Đến ngày 31/7, số người được rà soát tăng lên gần 2.300 người, trong đó những người có biểu hiện của bệnh cúm đều được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. 1 giờ 45 phút, ngày 1/8, hệ thống xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ghi nhận 1 mẫu xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 đầu tiên (bệnh nhân số 566) của 1 trong 3 trường hợp có nguy cơ cao từ thôn Bùi (xã Hòa Tiến, Hưng Hà) trở về từ Đà Nẵng. Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ Y tế, trao đổi và thống nhất một số biện pháp xử lý ổ dịch đồng thời trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đầu mối liên quan triển khai ngay các biện pháp xử lý kịp thời ổ dịch đồng thời khởi động lại các biện pháp phòng, chống dịch ở cấp độ cao hơn. Chiều ngày 1/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp triển khai các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Ngay trong ngày 1/8, UBND tỉnh ban hành Công điện khẩn số 18 về việc tập trung các biện pháp phòng, chống dịch. Cũng ngay trong ngày 1/8, thôn Bùi, xã Hòa Tiến đã được phong tỏa, toàn xã Hòa Tiến thực hiện giãn cách xã hội. Trong suốt những ngày cách ly và giãn cách, mọi hoạt động chỉ đạo vẫn giữ thông suốt, chính quyền và nhân dân được hỗ trợ phương tiện chống dịch và nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt. Sự chỉ đạo, vào cuộc kịp thời, quyết liệt, không lơ là, thể hiện sự nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác phòng, chống dịch của các cấp, ngành đã giúp Hòa Tiến nói riêng, Thái Bình nói chung an toàn đi qua đại dịch, không có ca bệnh phát sinh.
Ngày 21/4, Khu cách ly tập trung tại Trung đoàn 568 tiếp tục đón 215 công dân từ Nhật Bản về cách ly trong đó có 5 ca dương tính với SARS-CoV-2
Sẵn sàng ứng phó với tình hình mới
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng chống dịch trong thời gian qua song không phải không có những bất cập, hạn chế. Một số khó khăn, hạn chế đã được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh, các ngành liên quan chỉ ra như: khả năng đáp ứng với các cấp độ tình huống dịch lan rộng của tỉnh còn gặp khó khăn nhất là về nguồn lực để triển khai xét nghiệm trên diện rộng và khả năng đáp ứng về trang thiết bị điều trị tại các cơ sở điều trị. Vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan trong cộng đồng, chưa chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong nhiều thời điểm. Việc thường xuyên rà soát, điều chỉnh kịch bản phù hợp với từng tình huống dịch phát sinh ở một số địa phương, ngành còn lúng túng dẫn đến trạng thái chưa thực sự chủ động trong phòng chống dịch...
Tổ chức Y tế thế giới dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo. Đặc biệt tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á, tình hình dịch đang ngày càng trở nên phức tạp tại nhiều quốc gia. Tại quốc gia láng giềng Việt Nam là Campuchia, Lào, dịch đang diễn biến phức tạp, số người mắc gia tăng mỗi ngày trong khi tại nhiều địa phương trong nước vẫn liên tục phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép. Cùng với đó, dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 và mùa du lịch hè 2021 dự báo có nhiều sôi động sau thời gian dài “ngủ đông” do ảnh hưởng của đại dịch càng là những điều kiện dễ làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch. Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhận định nguy cơ đợt dịch Covid-19 thứ 4 đang đe dọa tấn công Việt Nam nếu chúng ta không có các biện pháp khẩn trương và kịp thời.
Sáng ngày 30/4, đợt dịch thứ 4 đã chính thức báo hiệu khi chỉ trong chiều ngày 29 và đến sáng ngày 30/4, Việt Nam đã ghi nhận có 8 ca mắc mới tại cộng đồng liên quan đến 1 bệnh nhân tại Hà Nam trở về gia đình sau thời gian cách ly tại Đà Nẵng. Trước đó vào ngày 27/4, tại Yên Bái cũng ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19 do lây chéo trong khu cách ly.
Ngày 28-29/4, 6 cơ sở y tế tuyến tỉnh đã hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho hơn 1000 cán bộ, nhân viên y tế.
Để giữ vững thành quả đã đạt được, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch trong thời gian tới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt tinh thần luôn đặt công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ hàng đầu, không lơ là, chủ quan trước dịch bệnh, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác phòng chống dịch thời gian tới đã được các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo là phải tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, tiếp tục rà soát, hoàn thiện kịch bản đáp ứng với từng tình huống dịch bệnh Covid-19 để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Ngày 26/4, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1598/UBND-KGVX; ngày 28/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trong đó nhấn mạnh yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đối với các cấp, ngành… như: tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước dịch bệnh; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn kịp thời, xử lý các trường hợp nhập cảnh, tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động là người nhập cảnh trái phép phải được thực hiện nghiêm. Trong khi các cơ sở cách ly của tỉnh vẫn thường xuyên tiếp nhận các đợt cách ly cho công dân từ nước ngoài về, việc bảo đảm an toàn tuyệt đối, chống lây chéo, lây lan ra cộng đồng trong các cơ sở cách ly tập trung cũng cần được tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa. Cần tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K, đây là những biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Cùng với các nhiệm vụ trên, phải thực hiện thành công kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế và UBND tỉnh phê duyệt. Ngày 28/4, công tác tiêm phòng vắc xin Covid-19 đã được khởi động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Theo kế hoạch, trong đợt này, Thái Bình có hơn 13.000 người được tiêm vắc xin Covid-19.
Tâm lý "sổ lồng", lơi lỏng phòng chống dịch làm tái bùng phát dịch đã dẫn sự khủng hoảng tại một số quốc gia trên thế giới những tuần gần đây. Sự chủ quan để dịch âm thầm xâm nhập, lây lan, sự buông lỏng trong quản lý cách ly làm dịch bùng phát trong các đợt dịch trước tại một số thành phố trong nước, gần nhất là trường hợp lây nhiễm trong khu cách ly tại Yên Bái, lây nhiễm ngay sau thời gian vừa hết cách ly tại Hà Nam trong 2 ngày qua sẽ là bài học đắt giá cần thường xuyên được nhắc nhở đến mỗi người, mỗi ngành, mỗi địa phương trong công tác phòng chống dịch. Phòng, chống dịch đôi khi thành công hay thất bại ở những biện pháp rất đơn giản như: đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn... và giám sát nghiêm việc thực thi các quy định phòng chống dịch. Mỗi người dân là một chiến sĩ phòng chống dịch thì sẽ không “giặc Covid” nào không bị dập tan.
Ông Phạm Quang Hòa, Giám đốc Sở Y tế Để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch thời gian tới, chúng ta vẫn cần giữ vững tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không được phép chủ quan trong bất kỳ thời điểm, tình huống nào. Riêng với ngành Y tế, chúng tôi sẽ luôn chỉ đạo việc thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch tại cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm nơi khám chữa bệnh phải là nơi chấp hành đúng nhất, tốt nhất các quy định phòng chống dịch, bảo đảm an toàn tuyệt đối tại khu cách ly. Ngành Y tế cũng tập trung triển khai và hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin đã đề ra. Bên cạnh đó tiếp tục phối hợp tốt với các ngành, địa phương trong các nhiệm vụ phòng chống dịch, luôn cập nhật thông tin, đánh giá đúng tình hình dịch để tham mưu với tỉnh các kế hoạch, kịch bản phù hợp với mọi tình huống dịch. Ông Nguyễn Tiến Quyền, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ Với vị trí địa lý của mình, huyện Quỳnh Phụ luôn xác định công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, không được phép chủ quan, lơ là. Quán triệt tinh thần đó, thời gian qua, cùng với cả tỉnh, công tác phòng chống dịch của Quỳnh Phụ được triển khai hiệu quả. Thời gian tới, Quỳnh Phụ tiếp tục tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả mục tiêu kép ưu tiên phòng, chống dịch và tập trung phát triển kinh tế xã hội. Theo chỉ đạo của tỉnh, huyện cũng xây dựng các phương án ứng phó với từng tình huống, bảo đảm tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, nhân lực sẵn sàng đáp ứng với các tình huống phát sinh trong tình hình mới. Ông Trịnh Quốc Tài, Giám đốc Công ty TNHH Bông Thái Bình Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, có thời điểm người lao động phải tạm nghỉ việc. Tuy nhiên mọi biện pháp phòng, chống dịch luôn đặt ở mức độ cao nhất. Hiện tại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, cùng với duy trì hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, yêu cầu người lao động thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, không để dịch xâm nhập vào doanh nghiệp. |
Nhóm PV
Tin cùng chuyên mục
- Thành phố: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng 11.10.2024 | 16:11 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%