WHO cảnh báo đại dịch lây lan với tốc độ chưa từng có ở châu Phi
Châu Phi đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng các ca nhiễm COVID-19. (Ảnh: AP)
Cảnh báo của WHO được đưa ra trong bối cảnh "châu lục đen" đang phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 3 và điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng y tế công cộng tại đây.
Theo Giám đốc WHO khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti, nguyên nhân khiến châu lục này đang phải vật lộn với sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 là do các quốc gia đã nới lỏng các biện pháp ngăn chặn tình trạng lây lan của virus SARS-CoV-2 và sự xuất hiện của các biến thể mới.
Bà Moeti cho biết, WHO đã triển khai việc đưa các chuyên gia y tế đến một số quốc gia đang trải qua đợt gia tăng ca nhiễm chưa từng có, trong đó có Uganda và Zambia, để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, bao gồm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), cơ quan phụ trách vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe của Liên minh châu Phi (AU), thông báo, 51 quốc gia ở lục địa này mua được khoảng 61,4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó khoảng 48,6 triệu liều đã được tiêm cho người dân.
Theo CDC châu Phi, khoảng 1,12% dân số châu Phi đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ. Các quốc gia đã mua và tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân nhiều nhất là Marocco, Ai Cập, Nigeria, Algeria và Nam Phi.
Khoảng 1,12% dân số châu Phi đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ. (Ảnh: AP)
Tính đến ngày 24/6, số ca mắc COVID-19 được ghi nhận ở châu Phi là hơn 5,2 triệu người, trong đó có khoảng 139.200 trường hợp tử vong và trên 4,66 triệu bệnh nhân đã hồi phục. Nam Phi, Marocco, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập là những quốc gia có nhiều ca bệnh nhất châu lục này.
WHO đang thảo luận với nhóm các công ty và tổ chức để thành lập một trung tâm chuyển giao công nghệ vaccine ở Nam Phi. Đây sẽ là Trung tâm công nghệ vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA đầu tiên tại châu Phi, với kỳ vọng cung cấp một lượng vaccine ổn định nhằm giúp châu lục này đối phó với dịch COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO cho biết, tại các trung tâm chuyển giao, hoạt động được thiết lập ở quy mô công nghiệp, trong khi các nhà sản xuất có thể được đào tạo và nhận bất kỳ giấy phép cần thiết nào về công nghệ.
Trung tâm được đặt tại Nam Phi do công ty dược phẩm sinh học Biovac đóng vai trò là nhà phát triển, công ty công nghệ sinh học Afrigen sẽ là nhà sản xuất và một nhóm các trường đại học sẽ cung cấp bí quyết khoa học.
Có thể mất từ 9-12 tháng để những liều vaccine đầu tiên có thể được sản xuất ở Nam Phi bằng các quy trình đã được kiểm nghiệm và phê duyệt. Những lô vaccine đầu tiên dự kiến sẽ được sản xuất vào năm 2022.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới