Thứ 7, 18/05/2024, 01:06[GMT+7]

Thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine Sputnik V có thể kéo dài tới 180 ngày

Thứ 7, 10/07/2021 | 08:32:08
693 lượt xem
Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết, khoảng cách giữa hai mũi tiêm vaccine COVID-19 Sputnik V có thể kéo dài tới 180 ngày và vaccine sẽ vẫn duy trì hiệu lực.

Vaccine Sputnik V của Nga. (Ảnh: AP)

Một quan chức tại RDIF, nơi tiếp thị vaccine COVID-19 ra nước ngoài, đã đưa ra bình luận trong một tuyên bố sau khi một số quốc gia quyết định nới rộng khoảng thời gian giữa liều đầu tiên và liều thứ hai của Sputnik V, loại vaccine được phát triển ở Nga.

Ban đầu, thời gian được khuyến nghị giữa 2 mũi tiêm vaccine này là 21 ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khoảng thời gian dài hơn sẽ mang lại khả năng đáp ứng miễn dịch tốt hơn.

Kazakhstan cho biết, khoảng cách giữa các mũi tiêm dài hơn sẽ mang lại phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Argentina đã tăng thời gian giãn cách giữa 2 mũi tiêm để ưu tiên đảm bảo rằng, càng nhiều người càng tốt nhận được ít nhất một liều vaccine.

Trước đó, vào tháng 4, ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Viện Gamaleya, cơ quan phát triển vaccine Sputnik V, tuyên bố, khoảng cách giữa các mũi tiêm có thể tăng lên 90 ngày.

Thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine Sputnik V có thể kéo dài tới 180 ngày - Ảnh 1.

Việc tăng thời gian giữa 2 mũi vaccine sẽ mang lại khả năng đáp ứng miễn dịch tốt hơn. (Ảnh: Reuters)

Quan chức RDIF trích dẫn các thử nghiệm của Viện Gamaleya cho thấy, khoảng cách giữa 2 mũi vaccine dài hơn đảm bảo phản ứng miễn dịch tốt hơn, nhưng không cung cấp thêm chi tiết về các thử nghiệm. RDIF đã thông báo cho tất cả đối tác nước ngoài và quốc gia mua vaccine rằng, việc kéo dài khoảng cách giữa các mũi tiêm lên 90 ngày sẽ giúp tăng phản ứng miễn dịch.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines trong tuần này cho biết sẽ cho phép khoảng cách giữa các liều lên 42 ngày, sau khi Trung tâm nghiên cứu Gamaleya đã yêu cầu kéo dài khoảng thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine Sputnik V từ 21 ngày lên 90 ngày.

Vaccine Sputnik V của Nga hiện đã được hơn 60 nước phê duyệt và sử dụng cho các chương trình tiêm chủng.

Theo vtv.vn