Thứ 7, 20/04/2024, 05:48[GMT+7]

Những tiếng nói trước thềm Đại hội Xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp

Thứ 3, 19/10/2010 | 15:18:35
3,672 lượt xem
Quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp là động lực giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời cũng là để tổ chức công đoàn thực sự là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, người lao động và nhà nước.

Phạm Hồng Bàng. Chủ tịch LĐ Lao Động tỉnh

Thời gian tới một trong những nhiệm vụ của tổ chức công đoàn là phải tích cực tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển trong các doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 22 (ngày 05/6/2008) của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tập trung vào một số nội dung hoạt động cơ bản sau:

- Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức công đoàn và tập thể người lao động trong các doanh nghiệp kỹ thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Nội dụng TƯLĐTT không được trái với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác. Những cam kết trong TƯLĐTT gồm: việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Ngoài ra, tổ chức công đoàn đứng ra thỏa thuận những nội dung có lợi cho người lao động như: phúc lợi tập thể, trợ cấp ăn ca, trợ cấp hiếu, hỷ; trợ cấp tàu xe đi phép và trợ cấp tiền thuê nhà ở...

- Tổ chức hòa giải để đảm bảo quyền lợi của các bên. Kinh tế thị trường càng phát triển thì mâu thuẫn về quyền lợi giữa chủ sử dụng lao động và người lao động càng phát sinh, tất yếu xảy ra tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động với chủ sử dụng lao động và giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Vì thế việc tổ chức hòa giải là một chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn đem lại sự thống nhất chung, sự hài hòa, tiến bộ giữa người sử dụng lao động và người lao động. để làm tốt công tác hòa giải thì người cán bộ công đoàn phải thường xuyên đi cơ sở nắm bắt tình hình, thu thập thông tin về tranh chấp của các bên. Cần tổ chức các cuộc gặp riêng với đại diện người lao động và người sử dụng lao động để tìm hiểu thêm về mối quan tâm, giải pháp, quyền lợi và cách nhìn nhận thực tế của các bên. Trên cơ sở đó,  đưa ra các giải pháp để thống nhất giải quyết và yêu cầu các bên ký vào biên bản thỏa thuận đã thống nhất.

- Ngoài hai nội dung trên muốn bảo đảm quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp thì tổ chức công đoàn cần tăng cường hình thức đối thoại xã hội tại nơi làm việc thông qua hội nghị người lao động hoặc Đại hội công nhân viên chức; định kỳ tổ chức gặp gỡ, giữa đại diện công đoàn với ban giám đốc và đại diện công nhân lao động hoặc tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa người quản lý lao động với đại diện người lao động... thông qua đó để hai bên cùng hiểu về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của nhau để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển hài hòa, tiến bộ.

Ý kiến phát biểu của đồng chí: Phạm Hồng Bàng

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày