Thứ 5, 23/03/2023, 23:52[GMT+7]

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân từ A-Z cho người trẻ

Thứ 7, 25/02/2023 | 14:17:35
574 lượt xem
Một trong những kỹ năng quan trọng cho cuộc sống mà người trẻ nên trang bị đó là kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Khi được trang bị kỹ năng này, bạn sẽ quản lý tài chính của mình một cách tích cực, hiệu quả để tiết kiệm, đầu tư, thực hiện công việc mơ ước của mình... Góp phần tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính bạn.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân là cách bạn sử dụng đồng tiền hợp lý cho nhu cầu cần thiết, các dự định trong tương lai, mục tiêu cá nhân,… Đồng thời, phải luôn dự phòng cho bản thân một khoản cho những việc bất ngờ, rủi ro khó lường trong cuộc sống.

Sự cần thiết của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ở người trẻ

Đặc biệt đối với người trẻ nói riêng và với tất cả mọi người nói chung, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng cần được đầu tư và trang bị càng sớm càng tốt, quan trọng trong cuộc sống vì một số lý do sau đây:

Nắm giữ được tài chính của bản thân

Trong cuộc sống luôn có những rủi ro bất ngờ mà bạn phải đối mặt, chẳng hạn như mất việc đột xuất hoặc tai nạn bất ngờ, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn. Nhưng nếu bạn có kỹ năng quản lý tài chính, bạn có một nguồn dự phòng cho những trường hợp bất ngờ này mà không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Kiểm soát rủi ro tài chính

Nhờ kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, bạn biết tiền của mình đang đi đâu. Bạn hoàn toàn tự do sử dụng nó cho các mục đích đã lên kế hoạch hoặc phát sinh mà không bị ảnh hưởng.

Giảm thiểu áp lực tài chính

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân giúp bạn quản lý dòng tài chính của mình cho từng hạng mục cụ thể như: quỹ giáo dục, quỹ từ thiện, quỹ dự phòng, quỹ tiết kiệm,... Những hạng mục này được quản lý và kiểm soát để sẵn sàng hỗ trợ bạn tốt nhất khi gặp khó khăn về tài chính. Từ đó, giảm áp lực tài chính cho bạn và gia đình để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Xây dựng lối sống văn minh, khoa học

Cũng như các kỹ năng quan trọng khác, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một trong những tiêu chí để xây dựng cộng đồng văn minh, khoa học. Sẽ  không còn cảnh chật vật vì “viêm màng túi” dẫn đến nợ nần, trộm cắp khi biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

2 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

50% tổng thu nhập cho các nhu cầu cơ bản: Chi phí cố định như điện, nước, ga, ăn uống hay tiền thuê nhà… để xác định mức gần nhất với các khoản này bạn có thể theo dõi hóa đơn, lịch sử chi tiêu từ các tháng trước.

30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: Chi tiêu cho khoản này bao gồm: giải trí, mua sắm, phát sinh… Nếu có thể, bạn nên hạn chế chi tiêu cho khoản này vì đây không phải mục tiêu thiết yếu mà đôi lúc bạn chỉ đang mua sắm theo cảm tính mà thôi.

20% còn lại dùng để tích lũy: Đây là số tiền mua sự an tâm cho bạn và gia đình. Tuy nhiên, nếu tình hình tài chính của bạn không quá ổn định, trước tiên hãy cân nhắc thử nghiệm khoảng 10% hoặc 15%, sau đó tăng dần lên. Nhóm tích lũy có thể tăng lên khi nhóm chi phí linh hoạt giảm.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 chiếc lọ

Phương pháp 6 chiếc lọ là phiên bản chi tiết hơn của phương pháp 50-30-20 đã được giới thiệu ở trên. Bạn sẽ chia số tiền tổng thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau cho các mục đích: thiết yếu, tiết kiệm, học tập, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện. Quy tắc 6 chiếc lọ thường áp dụng cho những người mới bắt đầu tập quản lý tài chính cá nhân.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Xác định nguồn ngân sách

Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả các nguồn thu nhập cố định mà bạn có. Đây là một trong những bước cơ bản trong việc phân bổ và tính toán chi phí hợp lý.

Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Nếu có thể, đừng sử dụng thẻ tín dụng. Bạn dễ bị “quá trớn” trước hạn mức thẻ lớn và các ưu đãi hấp dẫn dành cho người thanh toán bằng thẻ tín dụng. Nếu bạn đã sử dụng nó, hãy kiểm soát nó thật gắt gao.

Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời

Khoản tiền nhàn rỗi là khoản dự phòng hoặc tiết kiệm của bạn. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn chỉ giữ nguyên nó trong tài khoản. Tuy nhiên, nếu khéo léo, bạn có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách đầu tư khoản tiền hiện đang “nhàn rỗi” này.

Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt

Việc đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý tài chính sẽ có tác động rất lớn đến kết quả mà bạn nhận được. Tất nhiên, phải kiên nhẫn đầu tư lâu dài thì mới thấy được kết quả.

Mọi phương pháp quản lý tài chính cá nhân chỉ là lý thuyết. Bạn có thể linh hoạt thay đổi các khoản chi tiêu tùy thuộc vào tình hình tài chính của bản thân và gia đình. Đừng quá cứng nhắc, nếu không bạn sẽ dễ nản lòng vì các khoản tiền phân bố không được như “công thức”.


  • Từ khóa