Thứ 2, 28/04/2025, 09:48[GMT+7]

Tái cấu trúc doanh nghiệp và những điều nên biết

Thứ 4, 30/08/2023 | 21:45:56
2,528 lượt xem
Đứng trước áp lực hội nhập nền kinh tế hiện đại như hiện nay, vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, tiết kiệm tối đa chi phí. Vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp có gì khác biệt, cùng tìm hiểu nhé!

Lý do doanh nghiệp nên tái cấu trúc?

Về cơ bản, việc tái cấu trúc doanh nghiệp cần được xem xét thường xuyên, nếu không sẽ mất đi trạng thái cân bằng trong hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề này còn được hình thành bởi các lý do cơ bản dưới đây:

  • Doanh nghiệp cần tái cấu trúc bởi các áp lực từ bên ngoài để thích nghi theo môi trường kinh doanh đang có những thay đổi cơ bản như chính sách cổ phần hóa, chủ trương hội nhập quốc tế hay gia nhập WTO, AFTA,...

Cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp bởi các áp lực từ bên trong nhằm phù hợp với quy mô tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ, khi có yêu cầu về phân công chuyên môn hóa sâu hơn hoặc kịp thời ngăn chặn đà suy thoái của doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Hoặc cũng có thể tái cấu trúc xuất phát từ cả hai luồng áp lực bên ngoài và bên trong.

Các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp cần tái cấu trúc

Dấu hiệu ở nhóm bề mặt

Đây đều là những biểu hiện dễ nhận biết gồm doanh số sụt giảm, thị trường thu hẹp, hoạt động sản xuất bị trì trệ, mất kiểm soát ở nhiều mặt, mất lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.

Dấu hiệu ở nhóm cận mặt

Những biểu hiện này có liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh như không có sự phối hợp hoặc trao đổi thông tin giữa các bộ phận, chính sách kinh doanh không rõ ràng, các hoạt động tiếp thị, chất lượng sản phẩm không ổn định, bán hàng kém hiệu quả, nhiều công nợ và hàng tồn kho quá lớn.

Dấu hiệu ở nhóm lớp giữa

Những biểu hiện này tuy không tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh nhưng có ảnh hưởng gián tiếp và dần khiến cho hoạt động của doanh nghiệp bị trì trệ như nguồn nhân lực yếu kém, các phòng ban không chịu phối hợp với nhau, người đứng đầu không có khả năng quản lý, không thể giải quyết các vấn đề về nhân sự hoặc cơ chế phân quyền kém.

Dấu hiệu ở nhóm lớp sâu

Dấu hiệu ở nhóm lớp sâu là khó nhận biết nhất bởi chúng phụ thuộc nhiều vào ban quản trị cấp cao của mỗi doanh nghiệp điển hình như:

  • Doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh rõ ràng, không có mục tiêu dài hạn, văn hóa, tầm nhìn và giá trị cốt lõi.
  • Ban quản trị vạch ra đường lối sai hoặc không có khả năng nhìn thấy những nguy cơ tiềm ẩn khi đề ra các chiến lược cho công ty.

Quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả

Xác định rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước tiên, doanh nghiệp cần nắm rõ tình hình của mình, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, bộ phận nào chưa đạt được mục tiêu rõ ràng. Sau đó, mới đưa ra các mục tiêu mới, phạm vi tái cấu trúc. Đặc biệt, doanh nghiệp cần có mục tiêu riêng, cụ thể cho từng nhóm, ngành trong công ty.

Lập bản kế hoạch chi tiết

Lập bản kế hoạch càng chi tiết thì việc thực hiện sẽ càng đơn giản. Điều này sẽ giúp tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra theo đúng trình tự. Do đó, doanh nghiệp cần đưa ra các lĩnh vực triển khai sớm mới có thể làm chủ được tiến độ, cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định rõ phương thức tiếp cận

Phương thức tiếp cận cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu mà các doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt. Bởi, nếu phương pháp không phù hợp thì việc tái cấu trúc sẽ không mang đến hiệu quả cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược thực hiện theo dạng “cuốn chiếu", nghĩa là làm đến đâu giải quyết triệt để đến đó. Như thế, sẽ tạo được sự nhất quán cho từng quy trình.

Triển khai từng bước theo đúng kế hoạch đề ra

Khi đã có bản kế hoạch chi tiết và hoàn chỉnh, bạn cần bắt tay vào làm từng bước một. Tuy nhiên, không nên quá vội vàng để tránh những sai sót không đáng có. Hoàn thành xong mỗi bước phải có sự đánh giá hiệu quả, xem xét nó có thực sự phù hợp hay chưa và có cần điều chỉnh gì không rồi mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

Vận hành hệ thống mới

Khi thực hiện xong các bước trên, doanh nghiệp sẽ phải vận hành hệ thống mới, thực hiện đánh giá định kỳ nhằm xem xét kế hoạch này mang lại hiệu quả tốt không? Có đạt được mục tiêu đề ra hay không?

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng để mỗi doanh nghiệp cần thực hiện để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Hy vọng, qua bài chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp cũng như áp dụng những kiến thức trên vào doanh nghiệp của mình đạt hiệu quả cao nhất.

  • Từ khóa