Thứ 7, 27/07/2024, 07:44[GMT+7]

Niềng răng bao lâu siết một lần? Tác dụng của siết răng

Thứ 3, 12/03/2024 | 17:24:30
768 lượt xem
Siết răng là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình niềng răng, đây cũng là nguồn lực chính giúp răng dịch chuyển. Thời gian siết răng và khoảng cách giữa mỗi lần siết răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy niềng răng bao lâu siết một lần? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!

1. Siết răng là gì và có tác dụng như thế nào?

Siết răng giúp dịch chuyển răng, di chuyển răng đến những vị trí mong muốn và giúp răng thẳng hàng hơn bằng việc điều chỉnh dây cung sao cho siết chặt vào răng theo chiều hướng dịch chuyển của răng.

Niềng răng là một quá trình dài và phức tạp, do đó bạn cần có sự theo dõi liên tục của bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn vững chắc. Mỗi lần tái khám bạn sẽ được khám và bác sĩ sẽ thực hiện một vài thủ thuật để răng dịch chuyển theo đúng lộ trình. Để biết được niềng răng bao lâu siết một lần mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết.

2. Niềng răng bao lâu siết một lần?

Đây là thắc mắc của nhiều người khi đang có ý định niềng răng hoặc đang tìm hiểu về chỉnh nha. Như bài viết đã đề cập ở trên, thời gian siết răng và khoảng cách giữa mỗi lần siết răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là phương pháp niềng răng, giai đoạn niềng và tình trạng răng.

Phương pháp niềng răng ảnh hưởng đến thời gian siết răng

- Đối với niềng răng mắc cài, sau khoảng 3 - 6 tuần bạn cần đến phòng khám để siết răng một lần. Dựa trên tình hình tiến triển của khách hàng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết hoặc thay dây cung, dây chun nếu cần thiết.

- Còn với niềng răng mắc cài tự động hay còn được gọi là mắc cài tự buộc, khách hàng thường phải tái khám ít hơn so với niềng răng mắc cài thông thường. Thời gian siết răng định kỳ sẽ được giãn ra khoảng 4 - 5 tuần/ lần. Đó là nhờ hệ thống mắc cài có nắp trượt tự động thông minh thay thế cho dây cung nên làm giảm nguy cơ bong tuột, hao mòn của dây cung theo thời gian. Sự hoạt động ổn định của mắc cài và dây cung trong niềng răng mắc cài tự động đảm bảo răng dịch chuyển đúng hướng mà không cần tái khám nhiều như mắc cài truyền thống.

- Riêng với niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) thì khoảng 7 - 8 tuần bạn mới cần đến nha khoa để kiểm tra siết răng một lần. Nguyên nhân là do phương pháp này dùng những khay niềng trong suốt để thay thế mắc cài, dây cung để siết răng nên bạn hoàn toàn có thể tự thay khay niềng ngay tại nhà mà không cần đến gặp bác sĩ.

Tình trạng răng ảnh hưởng đến thời gian siết răng

Cụ thể, tình trạng răng càng khấp khểnh nhiều thì thời gian cần siết răng giữa các lần càng ít vì dây cung cần có thời gian để kéo răng nhiều hơn. Ngược lại, răng ít khuyết điểm thời gian tần suất siết răng sẽ nhiều hơn vì răng dịch chuyển nhanh và dễ dàng hơn do đó răng cần siết liên tục hơn.

3. Khi siết răng cần lưu ý những gì?

3.1. Giảm đau sau khi siết răng

Chườm nóng/ lạnh

Chườm lạnh giúp giảm đau bằng cách làm lạnh các mạch máu, các dây thần kinh từ đó giảm cơn đau thì chườm nóng đem lại cảm cảm giác thư giãn và làm dịu cơn đau một cách từ từ.

Bị đau răng nên chườm nóng hay lạnh? Cách chườm giảm đau răng

Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, làm lạnh/ nóng bằng đá/ nước nóng rồi đặt lên vị trí đau. Một ngày bạn có thể làm nhiều lần mỗi khi thấy đau đều có thể chườm bằng cách này. Tuy nhiên, cần lưu ý với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm bỏng da của bạn.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Khi có cảm giác đau hoặc ê buốt bạn có thể pha ngay một cốc nước muối ấm với tỷ lệ muối nước là 1:10. Do có tính sát khuẩn, diệt khuẩn và làm sạch răng rất hiệu quả nên súc miệng nước muối cũng có tác dụng giảm đau răng. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện như vậy 2 - 3 lần sáng tối hoặc sau mỗi bữa ăn, mỗi lần khoảng 60s.

Massage nhẹ nhàng

Đôi khi siết răng cũng gây ra tình trạng đau nướu nhẹ do đó nếu biết cách massage thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Khi cảm thấy đau, bạn dùng đầu ngón tay để xoa nhẹ nhàng những vị trí lợi bị đau. Lưu ý nên dùng lực vừa phải, đều tay, xoay theo chiều kim đồng hồ sau đó đổi chiều. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn cảm thấy ổn hơn.

Sử dụng sáp chỉnh nha

Sáp chỉnh nha sẽ là "vũ khí" của bạn trong trường hợp mắc cài cọ xát quá mạnh vào má gây cộm vướng, đau rát. Bạn lấy một lượng sáp đủ dùng sau đó bịt vào những vị trí mắc cài gây đau. Sản phẩm này sẽ có tác dụng như một lớp đệm để bảo vệ những mô mềm trong khoang miệng, tránh gây tổn thương. Sáp nha khoa là gì? Cách sử dụng sáp nha khoa đúng chuẩn tại nhà

3.2. Ăn uống sau khi siết răng

Trong thời gian này, những thức ăn mềm, xốp, dễ nhai như cháo hoặc súp nên được ưu tiên nhiều hơn. Những thực phẩm này rất nhai và không gây áp lực lên răng của bạn nên răng ít phải làm việc hơn và ít đau hơn.

Nhìn chung, bạn vẫn cần chú ý ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng quá nhiều loại đồ ăn để đảm bảo sức khỏe. Cách tốt nhất là ăn những món ăn được nấu chín mềm, cắt nhỏ và ít sợi.

3.3. Vệ sinh răng miệng

Cách đơn giản nhất để giữ cho răng luôn sạch sẽ đó là chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần. Sau mỗi bữa ăn bạn cần làm vệ sinh răng ngay tránh để thức ăn bám vào kẽ răng, mắc cài - nguyên nhân chính gây nên tình trạng mảng bám và sâu răng.

Những dụng cụ có thể hỗ trợ bạn đó là: bàn chải kẽ, máy tăm nước, nước súc miệng,... Bạn cũng có thể tạm thời sử dụng nước muối để thay thế khi súc miệng trong những ngày này. Cần đảm bảo rằng, răng được làm sạch nhất có thể nhưng vẫn cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm răng và các bộ phận khác tổn thương.


  • Từ khóa