Thứ 2, 29/04/2024, 00:32[GMT+7]

3 cách học văn “lên tay” của học sinh giỏi

Thứ 4, 27/03/2024 | 18:55:00
591 lượt xem
Nếu nói văn là một môn học khó thì cũng không đúng, nhưng nói đây là một môn dễ học thì lại càng không phải. Cái khó của văn là làm thế nào để học giỏi, đạt điểm cao chứ không phải chỉ để “viết được”.

Một học sinh giỏi văn không đơn giản là viết được 4, 5 trang giấy cho một bài phân tích. Bởi chẳng ai biết bài viết đó viết về gì, có đúng không, hay ở đâu nếu không phải là một người chuyên văn. Cái cốt là viết sao cho người ta hiểu, cho người đọc gật gù nói đúng. Và sau khi chia sẻ với nhiều em học sinh giỏi, có nhiều điểm tương đồng đến lạ như:

Chịu đọc, chịu ghi, chịu cảm nhận

Đọc không phải là cái gì cũng đọc. Vì trong thời đại như hiện nay, chẳng ai biết được nguồn nào tốt, nguồn nào xấu, nguồn nào nhồi nhét những tư tưởng phản động hay không. Còn việc ghi chép nhiều người nghĩ là không cần thiết, mà quên rằng đó lại là công việc cực quan trọng, chẳng riêng gì môn Văn.

Và một vài “nguồn” rất uy tín đến từ ngay bài học ở trên lớp, bài giảng của các thầy cô chứ có đâu xa! Nếu cần làm nghị luận xã hội thì tìm đến mấy trang báo của nhà nước, Người lao động, Báo Nhân dân,... Còn nếu muốn văn thơ bay bổng thì lựa những bài viết hay của các bạn, các anh chị khóa trước để đọc. Nếu các bạn chịu mò mẫm thêm thì có rất nhiều bài hay được đăng báo Văn nghệ, những cuốn sách kinh điển của các tác giả trong và ngoài nước.

Nhưng đọc xong thì phải biết ghi chép. Não bộ vận hành liên tục, phải tiếp nhận thông tin một cách liên tục. Cứ để đó, rồi thế nào ta cũng quên.

Chỉ có một điểm khác với những môn học khác là học Văn thì phải cảm nhận, phải có chút bay bổng, phải hiểu và đồng cảm được với nhân vật, tác giả. Vậy nên khi đọc hay nghe giảng, bạn phải thoát ra khỏi “thân xác” để hồn cảm nhận được hồn, để thấu hiểu được tác giả “thật” và hệ thống nhân vật “ảo”.

Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách tiếp cận

Nhìn môn Văn không chỉ là môn học lý thuyết, mà là môn học giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo và cảm nhận. Nhìn tác phẩm văn học không chỉ là những trang sách, mà là những câu chuyện về cuộc sống, về con người. Nhìn bài viết không chỉ là một sản phẩm sau vài tiếng hay vài ba con chữ, mà là tiếng nói của chính mình.

Nếu ta cứ nhìn, cứ nghĩ những gì ta thấy, những gì ta làm theo kiểu “truyền thống” thì chẳng thể nào tốt hơn được, chứ đừng nói chi đến “giỏi”. Văn chẳng giống như những môn học khác, 1+1 chưa chắc đã bằng hai, vậy nên cứ đi theo lối mòn như bao người đã từng đi thì cũng sai như họ, cũng chỉ ở mức độ như họ mà thôi.

Như đọc bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, đâu ai coi bánh trôi nước mà tác giả nói đến là chiếc bánh tròn tròn, trắng trẻo? Người ta đọc và hiểu luôn đó là ẩn dụ của hình ảnh người phụ nữ, chứ không đơn giản là một món ăn truyền thống của người Việt. Có một bạn nói, nếu đọc Bánh trôi nước mà chỉ nhìn thấy chiếc bánh trôi, thì cả cách tiếp cận và cách nhìn đã sai, chẳng thể đi lâu dài với môn học đôi phần “trừu tượng’ này được.

Tìm được một “người bạn” kiêm “người thầy” tốt

Cũng giống như bất cứ môn nào, nếu bạn tìm được một người đồng hành tốt chính là điều đáng quý. Vì đâu phải tâm hồn bạn lúc nào cũng đồng điệu được, nên cần một chiếc cầu để nối “người” với “người”. Nói nghe thì dễ, nhưng bắt đầu làm mới khó.

Sau khi hỏi nhiều bạn, cách mà các bạn thường làm là đi học thêm, hỏi cô giáo, và một số bạn có cách làm rất hay, đó là từ các website chuyên về văn học. Tại sao lại nói nó hay? Đơn giản là học sinh chẳng cần mất tiền, vừa có thể xem được những ý kiến của giáo viên, của học sinh nơi khác, vừa có thể tham khảo những cách nhìn nhận mới lạ.

Vài website được các bạn đề xuất chính là Trạm Văn Học (Tramvanhoc), Chuyến tàu văn học, Theki,... Sau khi tìm hiểu, Trạm Văn Học là cái tên được đề cử, vì từ giao diện, cách trình bày, cách làm bài,... cũng đủ cho người đọc thấy vẻ đẹp và sự “chill” trong tâm hồn.

Học sinh có thể vào tham khảo các bài mẫu, các lời gợi ý, các dàn ý chi tiết từ ban biên tập. Trang web Tramvanhoc sưu tầm nhiều tác phẩm và bài viết hay, có cả những phần dành riêng cho kỳ thi THPT Quốc Gia, có cả tổng hợp các tác giả từ trước đến đương thời.

Và tất nhiên, chặng đường để theo đuổi một thứ gì đó quả là không dễ dàng. Như hồi nhỏ theo đuổi vị ngọt của viên kẹo, lớn lên theo đuổi con đường học tập, lớn hơn nữa theo đuổi một công việc như ý. Để đuổi kịp nhịp bước của môn Văn đã tích lũy qua bao thời đại, thì từ hôm nay, bạn hãy thử thay đổi!