Chủ nhật, 21/07/2024, 13:26[GMT+7]

Bánh chưng gù màu đen được làm như thế nào?

Thứ 5, 11/07/2024 | 09:13:30
1,058 lượt xem

Bánh chưng gù là một trong những loại bánh nếp được nhiều người ưa chuộng. Bánh được làm thủ công, thường có hai màu đặc trưng đó là xanh và đen. Để tạo màu đen cho bánh, các nghệ nhân đã sử dụng công thức gia truyền từ đời xưa để lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết họ dùng nguyên liệu gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bánh chưng gù đen là bánh gì?

Đến Hà Giang những ngày cuối năm bạn sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của người Tày luôn có một loại bánh đó là bánh chưng đen. Bánh được làm từ gạo nếp nương, có nhân thịt và đỗ, được nhuộm màu đen bóng. Khi ăn sẽ cảm nhận hương vị thơm ngon rất đặc trưng. Bánh dền, rất thơm, không bị nhớt hoặc chảy nước.

Bánh chưng gù Hà Giang mang đậm tinh hoa văn hóa ẩm thực vùng cao. Theo quan niệm “màu đen của bánh là sự hòa hợp của núi rừng, đất trời và lòng người”. Bánh chưng đen không chỉ dùng để cúng tổ tiên, còn là món ngon cho bữa cơm gia đình ngày Tết thêm đầm ấm.

Bánh chưng gù có ý nghĩa gì?

Điểm khác biệt giữa bánh chưng đen của người dân tộc Tày Hà Giang và bánh chưng nơi khác đó là hình dáng. Đây cũng là điểm đặc biệt nhất không nơi nào có được. Bánh gù có hình dáng giống như một chiếc lu, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thể hiện sự vất vả của người phụ nữ vùng cao nguyên đá. Họ là những người chịu thương, chịu khó. Quanh năm gùi ngô, vượt đèo lội suối, mưu sinh kiếm sống.

Bánh chưng gù màu đen được làm như nào?

Để làm được những chiếc bánh màu đen truyền thống, các nghệ nhân nơi đây phải chuẩn bị nguyên liệu rất kỳ công. Dưới đây là công đoạn tạo màu cho bánh, cùng tìm hiểu thêm nhé!

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

Khi thu hoạch nếp nương, người dân cắt từng bông nếp. Sau đó, buộc thành bó phơi khô. Khi dùng đến gạo nếp thì lấy đi tuốt hoặc giã bằng tay để tách hạt thóc nếp ra khỏi rơm. Để lại những bó rơm đó trên gác bếp hoặc treo trên nhà. 

Nguyên liệu để tạo màu đen cho bánh chưng gù.

Bước 2: Đốt rơm nếp thành tro

Chuẩn bị làm bánh thì đốt 2 bó rơm, khoảng 1kg rơm nếp. Đốt thành tro, để nguội, giã nhuyễn hoặc có thể xay thật mịn. Sau đó sàng sảy loại bỏ tạp chất.

Bước 3: Thành phẩm

Thành phẩm là một loại bột màu đen, mịn có mùi thơm đặc trưng. Đây chính là câu trả lời cho tiêu đề bài viết. Bột tro nếp nương được sử dụng từ rất lâu đời, hoàn toàn tự nhiên, không độc hại, rất tốt cho sức khỏe.

Bước 4: Trộn gạo để bánh có màu đen

Gạo nếp để gói bánh phải vo sạch, để ráo nước. Sau đó trộn lẫn gạo và bột rơm nếp, đảo đều tay cho đến khi gạo chuyển màu đen. Dùng tay miết mạnh mà hạt gạo mà không bong lớp đen bên ngoài là đạt yêu cầu. Sau đó, sàng sảy lại cho đỡ bị sạn, là có thể bắt đầu gói bánh được rồi.

Nhiều địa phương khác dùng cây xoan muối, cây vừng hoặc sử dụng thân cây núc nác đốt thành than rồi nghiền bột, sử dụng làm nguyên liệu làm bánh. Các nguyên liệu để tạo màu đen cho bánh hoàn toàn bằng tự nhiên, nên khi ăn bánh chưng gù đen Hà Giang bạn hoàn toàn yên tâm nhé!

Cách gói bánh chưng gù đen

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để gói bánh, lá dong sau khi mua về cũng phải rửa sạch, lau khô, cắt bớt gân cho lá mềm, khi gói lên bánh mới đẹp. Một cái bánh gù cần 2 lá dong, phải chọn lá bánh tẻ, để tạo được hình dáng gù của chiếc bánh. Để bánh đẹp, khi gói gấp hai mép lá dong lại, sau đó gấp phần đầu đuôi của lá. Công đoạn này phải thật khéo tay, nếu không bánh sẽ không cân đối, không đẹp.

Bánh chưng gù đen được các nghệ nhân gói thủ công.

Sau đó dùng lạt buộc lại. Lạt được chuẩn bị là những sợi mỏng dài khoảng 60-80cm. Mỗi cái bánh đùng 3-4 dây buộc vòng tròn xung quanh, sau đó xếp vào nồi luộc.

Bánh chưng gù luộc bao lâu thì chín?

Thời gian luộc bánh từ 7-8 tiếng, tính từ lúc nước sôi đến khi vớt bánh ra. Luộc bánh cũng cần có những kỹ thuật riêng. Nồi bánh lúc nào cũng phải để củi to, thường xuyên kiểm tra, bổ xung thêm nước khi cần.

Chiếc bánh chưng gù đen nhỏ gọn chỉ khoảng 300g. Bánh có màu đen bóng nháy nhưng vẫn ánh sắc xanh của lá dong. Loại bột từ rơm nếp trộn vào làm cho bánh chưng đen thơm ngậy, hương vị và màu sắc khác lạ so với bánh chưng xanh.

Mua bánh chưng đen ở đâu?

Trước kia, bánh chưng chỉ xuất hiện trong những dịp Lễ, Tết. Ngày nay, vì nhu cầu sử dụng của khách hàng, bánh được bán thường xuyên. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể thưởng thức hương vị đặc biệt này. Bánh chưng đen là đặc sản Hà Giang được nhiều người biết. Để mua được bánh chưng ngon, bạn có thể tham khảo tại cửa hàng HaGiang Foods, địa chỉ tại tổ 15, phường Nguyễn Trãi, Thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

HaGiang Foods là một trong những địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Với mục đích đưa nông sản địa phương đến tay người tiêu dùng. Không chỉ có bánh chưng gù, các sản phẩm được ưa chuộng tin dùng như: Mật ong bạc hà, chè shan tuyết cổ thụ, chẳm chéo Hà Giang, ớt gió Đồng Văn, các loại thịt trâu, bò, lợn gác bếp và nhiều sản phẩm khác…

Đến với HaGiang Foods khách hàng sẽ yên tâm và chất lượng và giá thành của sản phẩm. Với đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách gần xa.

Liên hệ để mua đặc sản Hà Giang làm quà theo địa chỉ:

  • Hotline/ Zalo: 0358.368.699
  • Website: https://hagiangfoods.com/
  • Email: hagiangfoodsandtravel@gmail.com
  • Địa chỉ: 212 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Trên đây là những thông tin về cách tạo màu đen cho bánh. Hy vọng bạn đã hiểu thêm về món bánh chưng đen của người dân tộc Tày Hà Giang. Hãy lưu lại những thông tin trên để chọn mua thực phẩm sạch cho gia đình nhé!