Thứ 4, 04/12/2024, 15:55[GMT+7]

ECheck và Mô hình 22: Tiên phong chuyển đổi số, nâng cao giá trị đặc sản vùng miền và kinh tế địa phương

Thứ 3, 03/12/2024 | 14:58:43
943 lượt xem
Bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế số bền vững và minh bạch. Với sự sáng kiến từ Đề án 06 và Mô hình 22 của Chính phủ, giúp không chỉ quảng bá đặc sản vùng miền mà còn mở ra cơ hội kinh tế cho doanh nghiệp địa phương.

Trong hành trình này, nền tảng ECheck đóng vai trò tiên phong, cung cấp nền tảng số tiên tiến, nhằm tra cứu, xác xuất và xác thực hàng hóa chất lượng, đồng hành thực hiện mục tiêu của Mô hình 22.

Động lực mới cho kinh tế địa phương trong kỷ nguyên số

Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của nền kinh tế số, trong đó thương mại điện tử (TMĐT) và du lịch trực tuyến đóng vai trò quan trọng. Theo thống kê từ Google, TMĐT Việt Nam đạt mức tăng trưởng 18% trong năm qua. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã vượt mốc 20 tỷ USD, tạo nên cơ hội phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp nội địa.

Bắt nhịp kỷ nguyên chuyển đổi số, Mô hình 22 là một sáng kiến thuộc Đề án 06 của Chính phủ, được triển khai nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua các giải pháp chuyển đổi số. Mô hình này tập trung quảng bá đặc sản vùng miền, phát triển du lịch, hỗ trợ kinh tế hộ gia đình, và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường lớn hơn. Bằng cách đó, Mô hình 22 không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đồng hành cùng những nỗ lực này, ECheck đã được triển khai như một nền tảng tiên phong. Được phát triển bởi Công ty Cổ phần Truyền thông và Đầu tư Tỷ Phú Việt (TPV), ECheck là nền tảng giúp xác thực, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, hỗ trợ đắc lực trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của Mô hình 22.

Nền tảng ECheck góp phần phát triển kinh tế địa phương

Trong bối cảnh thị trường đang gặp vấn đề với hàng giả và những hạn chế về truy xuất nguồn gốc, ECheck trở thành một giải pháp toàn diện, vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vừa nâng cao uy tín doanh nghiệp. ECheck xác thực thông qua 3 sản phẩm cốt lõi:

- ECheck Verified: Xác thực thông tin doanh nghiệp, giúp củng cố niềm tin từ đối tác và khách hàng.

- NCheck Trace: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo rõ ràng về sản phẩm trong chuỗi cung ứng.

- GCheck Trust: Phân biệt hàng chính hãng và hàng giả, hỗ trợ người tiêu dùng đưa ra các quyết định mua sắm chuẩn xác.

Những sản phẩm này không chỉ xác thực hàng hóa chất lượng, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới, trở thành đòn bẩy giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển kinh tế địa phương.

Bên cạnh nền tảng ECheck, Công ty CP Tỷ Phú Việt đã phát triển EHub – một nền tảng kết nối và cung cấp các giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị và uy tín thương hiệu.

EHub hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, tăng cường kênh phân phối, xúc tiến thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh thương mại điện tử và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.

Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 40.000 cửa hàng tạp hóa được chuẩn hóa, đang cho thấy tiềm năng to lớn trong chuyển đổi số. Nếu các cửa hàng này được tích hợp cùng các nền tảng như ECheck và EHub, các cửa hàng, hộ kinh doanh này có thể trở thành "quầy hàng công nghệ"—không chỉ phân phối hàng hóa trong nước mà còn kết nối với thị trường quốc tế, mở rộng mạng lưới tiêu thụ.

Ứng dụng công nghệ số vào du lịch và đặc sản vùng miền

Mô hình 22 nhấn mạnh sự tích hợp công nghệ để quảng bá đặc sản vùng miền, phát triển du lịch, và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào nền kinh tế số. Với ECheck, các doanh nghiệp sản xuất địa phương có thể xác thực nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và mở rộng thị trường ra quốc gia và quốc tế.

Những bài học từ các nước trong khu vực cũng cho thấy tiềm năng của chuyển đổi số, theo đó, các sạp chợ truyền thống ở các nước hàng đầu châu Á đã trở thành các cửa hàng trực tuyến thông qua mã QR, giúp cải thiện đáng kể doanh số bán hàng. Tương tự, ECheck có thể trở thành nền tảng tiêu biểu để Việt Nam đạt được thành công tương tự, từ việc xác thực sản phẩm đến tích hợp logistics và thương mại điện tử.

Tiềm năng tăng trưởng của kinh tế số

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Đông Nam Á đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) 263 tỷ USD vào năm 2024, với lợi nhuận 11 tỷ USD. Tại Việt Nam, không chỉ TMĐT mà cả du lịch trực tuyến đều ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng 16% trong năm 2024 và cán mốc 5 tỷ USD.

ECheck không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhờ tích hợp các công nghệ như Big Data, AI và Blockchain và các ứng dụng công nghệ chuẩn pháp lý, nền tảng này có khả năng ứng dụng rộng rãi, từ đặc sản vùng miền địa phương đến xuất khẩu, mang lại giá trị lớn hơn cho nền kinh tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số và hội nhập toàn cầu

Khi Việt Nam tiếp tục hành trình chuyển đổi số, ECheck là bước tiến góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Từ việc nâng tầm đặc sản vùng miền đến hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, ECheck mang đến những giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức của thị trường số.

Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng các giải pháp như ECheck không còn là lựa chọn mà là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển. Với nền tảng vững chắc, ECheck đồng hành cùng doanh nghiệp, đảm bảo không sản phẩm, doanh nghiệp hay vùng miền nào bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số.

ECheck góp phần vào hành trình Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, trở thành một nền kinh tế số với hàng hóa xác thực rõ ràng và hội nhập toàn cầu.