Hà Nội: Giải 'bài toán' nước sạch nông thôn
Người dân ở 163 xã chưa được sử dụng nước sạch
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay, hệ thống nước sạch nông thôn Hà Nội có khả năng cung cấp cho khoảng 3,52 triệu người (880 nghìn hộ dân), tương đương 78% dân số nông thôn. Hà Nội còn 163 xã với hơn 1,46 triệu người (hơn 378 nghìn hộ dân) chưa được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Trong đó có 134 xã đã giao nhà đầu tư thực hiện dự án cấp nước sạch nhưng chưa triển khai; 29 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án.
Việc chưa có nước sạch ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân nông thôn. Bà Nguyễn Thị Huy (thôn Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng) cho biết: "Sinh sống ở vùng đất ven đô nhưng gia đình vẫn phải sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Chúng tôi rất lo chất lượng nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe...".
Đáng nói, việc triển khai mạng lưới cấp nước chậm muộn còn ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng nông thôn mới. Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa Bùi Thị Thu Hiền cho biết, hiện tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ các nguồn cấp nước tập trung mới đạt 34%, đây là một trở ngại lớn cho mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2021 của Ứng Hòa. Còn tại huyện Đông Anh, dù đã hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới nhưng đến nay có 6 xã người dân chưa được sử dụng nước sạch; trong khi dự án đầu tư cấp nước cho các địa phương này vẫn "án binh bất động" từ nhiều năm nay...
Trao đổi về vấn đề này, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Khi “chấm điểm” nông thôn mới, nhiều địa phương vẫn đạt chỉ tiêu về nước sạch nhưng phải tính cả hệ thống lọc nước đơn lẻ trong các hộ gia đình. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch tập trung sẽ vừa bảo đảm chất lượng xây dựng nông thôn mới, vừa góp phần nâng cao đời sống người dân.
Thúc đẩy tiến độ các dự án cấp nước sạch
Nói về các dự án nước sạch nông thôn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công thông tin, Liên danh Công ty cổ phần nước Aqua One và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống đang triển khai 3 dự án phát triển mạng lưới cấp nước (đã được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư) trên địa bàn các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức với quy mô 125 xã; 298.700 hộ, gần 1,2 triệu dân (28% dân số khu vực nông thôn của thành phố). Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020 nhưng đến nay đã quá thời gian mà nhiều hạng mục đầu tư vẫn chưa hoàn thành.
Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có 100% người dân khu vực ngoại thành được sử dụng nước sạch, tháng 8-2021, Sở Xây dựng đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch hoàn thành các dự án phát triển nguồn cấp nước tập trung và các dự án phát triển mạng cấp nước sạch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị thành phố tập trung đôn đốc, chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai hoàn thành các dự án ưu tiên trong năm 2021, phấn đấu nâng tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận hệ thống nước sạch lên 80-85%. Đồng thời, Sở Xây dựng tiếp tục lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các dự án phát triển mạng lưới từ nguồn cấp nước tập trung cho khu vực nông thôn... Còn với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nhưng chậm triển khai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang làm các thủ tục để thu hồi dự án, giao cho doanh nghiệp khác đăng ký đầu tư.
Về thực tế ở một số địa phương khi mạng lưới nước sạch đã hình thành nhưng tỷ lệ người dân sử dụng chưa cao, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Mê Linh Nguyễn Diệu Hằng cho biết, đơn vị đã hoàn thành việc lắp đặt mạng lưới cấp nước sạch công suất 25.000m3/ngày - đêm tới 12 xã của huyện Mê Linh, nhưng đến nay mới có 5.000/ 33.000 hộ dân đấu nối sử dụng. "Chúng tôi mong muốn thời gian tới sẽ nâng cao được tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch để bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án", bà Nguyễn Diệu Hằng nói.
Liên quan đến vấn đề này, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của nước sạch, từ đó từng bước nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện. Còn Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh đề xuất, cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh đối với các chủ đầu tư chậm tiến độ hoặc không triển khai dự án; đồng thời kiến nghị thành phố lựa chọn chủ đầu tư có năng lực triển khai các dự án cấp nước bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân 26.09.2023 | 09:32 AM
- Khắc phục khó khăn, bảo đảm cấp nước ổn định mùa nắng nóng 25.07.2023 | 10:29 AM
- Cấp nước sạch an toàn, ổn định 19.01.2023 | 02:55 AM
- Phổ biến các quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch 25.04.2022 | 17:41 PM
- Công ty Mỹ Hưng cần khẩn trương cung cấp nước ổn định cho 2 xã An Thanh, An Mỹ 19.07.2021 | 09:42 AM
- Bể nước thắm tình quân dân 19.07.2021 | 10:17 AM
- Đưa nước sạch đô thị về nông thôn 16.07.2021 | 09:39 AM
- Nước sạch nghĩa tình 13.07.2021 | 18:03 PM
- Giúp đồng bào được sử dụng nước sạch 12.07.2021 | 08:36 AM
- Người Êđê giữ bến nước như mạch sống buôn làng 08.07.2021 | 20:50 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh