Vụ nước sạch Sông Đà nhiễm bẩn: Phải đặt lợi ích người tiêu dùng lên trên
Nhà máy nước sạch Sông Đà có lưu lượng cấp nước cho Hà Nội trung bình 250.000 - 260.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho hơn 250.000 hộ dân sử dụng. Trong những ngày qua, cuộc sống của các hộ dân này đã hoàn toàn bị đảo lộn. Không còn nước sạch để ăn uống, rồi bị cắt cả nước để tắm giặt. Cảnh thiếu nước từ thời bao cấp tái diễn gần 1 tuần lễ ngay giữa Thủ đô.
Theo ông Đoàn Minh Lâm, sống tại nhà A2, khu chung cư 54 Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Bây giờ là thế kỷ 21 rồi, nhưng mà vẫn phải sống như thời bao cấp, cách đây khoảng 30-40 năm như thời chúng tôi đã sống".
Nếu gọi sự cố nước sạch trong những ngày qua ở Hà Nội là "khủng hoảng" có lẽ không phải là quá lời. Hơn 250 nghìn hộ gia đình ở Hà Nội, ước tính tương đương hơn 1 triệu dân phải dùng nước nhiễm dầu. Hệ thống bể chứa và đường ống nước đều nhiễm bẩn, phải mất nhiều công sức và thời gian khắc phục.
Sau sự việc này, rất nhiều người dân giật mình nhận ra sự an toàn và sức khỏe của mọi người rất dễ dàng bị đe dọa. Chỉ với 1 hành động phá hoại, 1 sự tắc trách, hàng triệu con người phải gánh chịu hậu quả.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân. Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/10/2019.
Có thể thấy, sự cố nước sạch của Tổng công ty nước sạch sông Đà là bài học lớn về việc đảm bảo an ninh nguồn nước, sự phối hợp giữa bộ ngành liên quan trong việc phòng ngừa và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, bất ngờ xảy ra có liên quan đến số đông người dân. Bài học đắt giá về việc phải đặt lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và người dân nói chung lên vị trí ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là lợi ích của doanh nghiệp hay lợi ích của bất cứ cơ quan, tổ chức nào.
Theo VTV
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân 26.09.2023 | 09:32 AM
- Khắc phục khó khăn, bảo đảm cấp nước ổn định mùa nắng nóng 25.07.2023 | 10:29 AM
- Cấp nước sạch an toàn, ổn định 19.01.2023 | 02:55 AM
- Phổ biến các quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch 25.04.2022 | 17:41 PM
- Công ty Mỹ Hưng cần khẩn trương cung cấp nước ổn định cho 2 xã An Thanh, An Mỹ 19.07.2021 | 09:42 AM
- Bể nước thắm tình quân dân 19.07.2021 | 10:17 AM
- Đưa nước sạch đô thị về nông thôn 16.07.2021 | 09:39 AM
- Nước sạch nghĩa tình 13.07.2021 | 18:03 PM
- Giúp đồng bào được sử dụng nước sạch 12.07.2021 | 08:36 AM
- Người Êđê giữ bến nước như mạch sống buôn làng 08.07.2021 | 20:50 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025