Quảng Nam: Nơi thiếu nước sạch, chỗ lo ô nhiễm
Nỗi khổ tái định cư
Gần 5 năm về khu tái định cư (TĐC), tưởng chừng sẽ có chỗ ở ổn định để yên tâm sản xuất thì 85 hộ thuộc diện TĐC Cẩm La (thôn Phước Hội, xã Quế Lâm, huyện Quế Sơn) phải đối mặt với khó khăn không có nguồn nước sạch.
Ông Phạm Thuấn (Khu TĐC Cẩm La) cho biết, từ khi di dân tới đây, Nhà nước và một số tổ chức phi chính phủ đã nhiều lần hỗ trợ người dân TĐC một số giếng đào, giếng đóng và một số bể nước tự chảy dẫn từ khe suối về làng nhưng chưa công trình nào phát huy hiệu quả lâu dài. Một phần vì nguồn nước cạn kiệt, một phần vì chất lượng công trình chưa đảm bảo, hay bị hư hỏng.
“Mùa nắng vừa rồi, dân thiếu nước, phải đi xin nước khắp nơi. Suối thì kiệt nguồn, hễ mưa xuống là nước về đục ngầu, lọc mấy lớp vẫn không dám uống. Chưa kể đường ống hay bị đất đá bồi lấp”- ông Thuấn cho biết.
Theo ông Lương Quang Minh - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phước Hội, chuyện khó khăn về nguồn nước tồn tại lâu nay, dù xã và huyện rất quan tâm. Đã có nhiều công trình cấp nước cho dân, nhưng chưa công trình nào phát huy hiệu quả. Bể nước mới đầu tư năm 2018 với kinh phí 1,8 tỷ đồng cũng chỉ cấp nước cho 1 nhóm hộ, số còn lại phải tự xoay xở. Công trình vừa rồi bị hư đã sửa xong và cấp nước trở lại nhưng vẫn không đủ cho 85 hộ.
Tình trạng thiếu nước sạch cũng diễn ra ở hầu hết các Khu TĐC ở Quảng Nam như: Gò Dinh, Gò Hiu (huyện Đại Lộc), Tĩnh Yên (Duy Xuyên), Tứ Trung (Quế Sơn)… Bà Lê Thị Bảy, một người dân khu TĐC Gò Dinh cho hay, nước ăn uống, sinh hoạt ở khu TĐC Gò Dinh rất khó khăn bởi khu vực này nước bị nhiễm phèn nặng. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung lâu nay không phát huy hiệu quả do thường xuyên bị hư hại. Một số hộ dù đã bỏ tiền đóng giếng nhưng nguồn nước vẫn kém chất lượng nên chỉ dám sử dụng nước này lọc thô để sinh hoạt, còn lại đa phần uống nước bình.
“Mấy tháng qua, cứ 2 ngày hết một bình nước, mỗi tháng gia đình tôi tốn một khoản lớn tiền để mua nước uống. Còn nước sinh hoạt thì không đủ dùng, phải đi xin. Có một số giếng nguồn không đủ để mà lọc. Khi công trình cấp nước đắp chiếu cả tháng là y như cả tháng đó tôi phải về làng cũ chở nước mỗi ngày” - bà Bảy kể.
Điệp khúc mưa nước quanh năm
Nằm cách trung tâm TP. Tam Kỳ chỉ vài cây số, song nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân thôn Thái Nam, Tân Thái (xã Tam Thăng) vẫn luôn trông ngóng hệ thống nước sạch trong bối cảnh ô nhiễm nguồn nước ngầm và tình trạng nhiễm mặn nguồn nước ở mức báo động. Bà Nguyễn Thị Cúc (thôn Tân Thái) cho biết, khu dân cư nằm sát với KCN Tam Thăng, do lo ngại ô nhiễm nên không ai dám sử dụng giếng đóng, giếng đào. Từ trước đến nay, hầu như hộ dân nào cũng phải đi mua nước về dùng cho việc ăn uống
“Mỗi lần xe tải chở bỏ nước cho mỗi nhà 15 - 20 bình cùng lúc, tốn tiền lắm. Mỗi khi nhà có đám tiệc, việc đầu tiên lo nghĩ là phải huy động nước ở đâu về dùng. Chúng tôi chỉ mong mỏi có hệ thống nước sạch ổn định, không phải đi mua nước nữa."- bà Cúc nói.
Người dân Khu TĐC Cẩm La thường xuyên thiếu nước sạch
Ông Trần Quốc Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thăng cho rằng, cả xã còn trên 500 hộ dân thuộc 3 thôn (Tân Thái, Thái Nam, Thăng Tân) chưa có nước sạch. Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam hứa đầu tư 19 tỷ đồng để xây dựng công trình cấp nước đến tất cả thôn còn thiếu nước sạch nhưng chưa thấy động tĩnh gì.
Mấy năm qua, hàng chục hộ dân thôn Nam Phước (xã Đại Tân, Đại Lộc) sống lân cận Nhà máy cồn Đại Tân (thuộc Công ty CP Nhiên liệu sinh học Tùng Lâm) vô cùng lo lắng trước tình trạng nguồn nước ngầm, nước mặt khu vực xung quanh nhà máy bị ô nhiễm. Không chỉ người dân sống lân cận nhà máy, những nhà dân sống lân cận nơi có nguồn xả thải của nhà máy cồn cũng lo ngại về ô nhiễm nguồn nước.
Chị Nguyễn Thị Hường, thôn Nam Phước, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc cho rằng, nhiều năm nay, giếng của gia đình bỏ không, không ai dám sử dụng vì có mùi hôi khó chịu. Người dân nghi ngờ nguồn nước ngầm ô nhiễm là do Nhà máy cồn xả thải ảnh hưởng tới khe suối, thấm vào lòng đất.
Theo người dân sống gần Nhà máy cồn Đại Tân, sau sự việc nhà máy bị tràn dầu fusel, UBND tỉnh, UBND huyện Đại Lộc yêu cầu nhà máy hỗ trợ tiền mua nước bình cho mỗi hộ có bán kính 100 - 150m là 300 nghìn đồng/tháng/hộ, chỉ những hộ sát nhà máy được hỗ trợ, hộ xa hơn bán kính trên không được. Nhưng thực tế, phạm vi, bán kính bị ô nhiễm nguồn nước thì lớn hơn và mức độ nghiêm trọng hơn nên số được hỗ trợ quá ít và chưa thỏa đáng...
Theo baotainguyenmoitruong.vn
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân 26.09.2023 | 09:32 AM
- Khắc phục khó khăn, bảo đảm cấp nước ổn định mùa nắng nóng 25.07.2023 | 10:29 AM
- Cấp nước sạch an toàn, ổn định 19.01.2023 | 02:55 AM
- Phổ biến các quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch 25.04.2022 | 17:41 PM
- Công ty Mỹ Hưng cần khẩn trương cung cấp nước ổn định cho 2 xã An Thanh, An Mỹ 19.07.2021 | 09:42 AM
- Bể nước thắm tình quân dân 19.07.2021 | 10:17 AM
- Đưa nước sạch đô thị về nông thôn 16.07.2021 | 09:39 AM
- Nước sạch nghĩa tình 13.07.2021 | 18:03 PM
- Giúp đồng bào được sử dụng nước sạch 12.07.2021 | 08:36 AM
- Người Êđê giữ bến nước như mạch sống buôn làng 08.07.2021 | 20:50 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh