Thứ 4, 18/12/2024, 12:00[GMT+7]

Quá trình nhổ răng khôn có đau không

Thứ 7, 16/11/2024 | 14:34:11
292 lượt xem
Nhiều người thường đặt câu hỏi liệu nhổ răng khôn có đau không ? việc nhổ bỏ răng khôn được xem là một ca tiểu phẫu nhẹ nhàng, không gây cảm giác khó chịu cho người bệnh nếu được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao

Nhổ răng khôn có đau không

Răng khôn hay còn được gọi với tên khác là răng cùng, số 8, chiếc răng này được đánh giá là khá “thừa” bởi không đảm nhiệm bất cứ chức năng và rõ ràng và thậm chí vì mọc muộn nên chúng có thể còn gây ra những phiền toái cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do vậy, chiếc răng này thường được khuyên nên nhổ bỏ để các răng trong cung hàm được phát triển đồng đều.

Nhổ răng khôn có đau không là mối quan tâm của nhiều người.

Vậy nhổ răng khôn có đau không ? tùy vào trường hợp của người bệnh mà cảm giác đau có thể sẽ xuất hiện ít nhiều. Thông thường, để giảm cảm giác đau cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ trước khi nhổ bỏ răng khôn, nhờ đó suốt quá trình loại bỏ răng, người bệnh không hề có cảm giác khó chịu. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, lúc này cảm giác ê buốt dần xuất hiện, tuy nhiên bạn có thể yên tâm là các bác sĩ sẽ kê toa thuốc sử dụng tại nhà cho người bệnh để giảm cảm giác đau hay khó chịu hậu phẫu.

Cần thận trọng với các triệu chứng cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Thông thường, với các trường hợp nhổ răng khôn, người bệnh cần phải được kiểm tra, thăm khám và có các chỉ định từ những bác sĩ chuyên khoa, điều này là để đảm bảo được quá trình nhổ răng diễn ra nhanh, an toàn. 

 Tuy vậy, nhổ bỏ răng khôn cũng có thể xảy ra những biến chứng nhất định mà người bệnh cần phải cẩn trọng và không nên xem nhẹ. Một số lưu ý chỉ ra dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cần cẩn trọng:

  • Răng có các dấu hiệu bị sưng tấy, đau nhức sau khi nhổ và không hề có dấu hiệu sẽ thuyên giảm

  • Đau âm ỉ ở vùng xương hàm, khu vực cổ, sưng tấy ở phần nướu và lan đến cả vùng má

  • Có hiện tượng tích tụ ổ mủ có máu răng

  • Có dấu hiệu sốt cao và bị sưng hạch bạch huyết ở phần cổ

  • Máu chảy kéo dài hơn  48 giờ

  • Hơi thở xuất hiện mùi lạ và ngay cả khi vệ sinh răng miệng xong vẫn không hết  mùi hôi

Nếu có dấu hiệu chảy máu kéo dài, rất có thể người bệnh bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Vì sao lại bị nhiễm trùng sau khi nhổ bỏ răng số 8

Sau nhổ bỏ răng số 8, khi đó ở các vị trí như nướu răng, xương hàm đều sẽ chịu tổn thương, gây cảm giác khó chịu đối với người bệnh, đây là cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập, phát triển và dẫn đến các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn . Những nguyên nhân gây ra việc nhiễm trùng răng khôn có thể kể đến đó là:

  • Răng mọc nằm ở vị trí quá sâu buộc phải tiến hành rạch nướu nhiều, tạo lỗ hổng cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.

  • Vệ sinh và chăm sóc răng sau nhổ răng chưa đúng theo sự chỉ định từ bác sĩ

  • Hút thuốc lá hay dùng chất kích thích ngay sau khi nhổ răng cũng dễ gây nhiễm trùng

  • Dụng cụ dùng trong nhổ răng chưa được sát khuẩn kỹ dễ đến việc vi khuẩn xâm nhập và lây lan nhanh, gây nhiễm trùng chéo sau khi nhổ răng.

  • Người bệnh bị mắc bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, nha chu

Phương pháp khắc phục nhiễm trùng sau nhổ răng khôn

Để có thể khắc phục tình trạng bị nhiễm trùng khi cảm thấy có vài dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, lúc này người bệnh nên thử áp dụng một vài những biện pháp sau để “chữa cháy”:

Dùng ít đá lạnh để chườm lên vùng đau, hạn chế cảm giác đau 

Sau khi nhổ răng, một số người bệnh sẽ có hiện tượng sưng tấy vùng nướu và khó chịu ở má, lúc này đá lạnh chườm sẽ có công dụng làm co mao mạch, giảm thiểu tình trạng bị chảy máu ở phần chân răng, làm dịu và giảm cảm giác nóng hay đau do viêm gây ra.

Chườm đá lạnh để giảm sưng tấy sau khi nhổ răng.

Chăm sóc và làm sạch răng miệng đúng cách

Sau nhổ bỏ răng khôn, người bệnh cần chú hơn trong việc tiến hành vệ sinh, làm sạch răng miệng so với bình thường. Bên cạnh giúp duy trì quá trình làm sạch răng ít nhất 2 lần sáng và tối thì sau mỗi bữa ăn, người bệnh cũng nên sử dụng nước súc miệng bằng muối loãng hay dùng các loại nước súc miệng có florua.

 Ngoài ra, cần dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám của thức ăn có thể bị dính ở các kẽ răng, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo, sữa, súp,... không ăn đồ ăn cứng, quá nóng hay quá lạnh sẽ dễ làm tổn thương đến khoang miệng. Đặc biệt, không được sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn như bia, rượu,...hoặc các loại đồ uống có chứa chất kích thích

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Sau khi thực hiện nhổ răng xong, bác sĩ sẽ lên toa kê một số thuốc kháng sinh nhằm giảm đau và giảm tình trạng bị sưng tấy cho người bệnh, đồng thời tránh việc nhiễm trùng có thể sẽ lây lan sang những chân răng bên cạnh.

 Trong trường hợp người bệnh thấy có vài dấu hiệu bị viêm ở ổ răng và xuất hiện mủ, lúc này bác sĩ sẽ cần phải gây tê và tiến hành làm thủ thuật chữa sạch vị trí ổ nhiễm trùng, lấy đi hết mủ cũng như những thành phần bị sót lại khi nhổ răng khôn.