Xây dựng Điện ảnh Việt Nam theo hướng hội nhập và mang đậm bản sắc dân tộc
Ngày 15/3/1953 tại thôn Bản Bắc, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ATK chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”, chính thức khai sinh ngành điện ảnh và nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam.
Trước đó, từ năm 1947 trong hoàn cảnh giặc Pháp vây hãm, truy lùng các nhà điện ảnh của chúng ta đã có những hoạt động tác nghiệp tại khu 8 Bưng biền - Nam Bộ và sang năm 1948 cho ra đời bộ phim tài liệu đầu tiên “Trận Mộc Hóa” do nhà điện ảnh Mai Lộc đạo diễn. Năm 1951, đạo diễn Mai Lộc và một nhóm các nhà quay phim đã từ Nam Bộ ra Việt Bắc để chuẩn bị cho việc thành lập lực lượng điện ảnh mà Sắc lệnh 147/SL của Bác Hồ ký hai năm sau (1953) đã hiện thực hóa khát vọng của các nhà điện ảnh cách mạng.
Từ sau mốc thời gian lịch sử đó, đến nay, Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã đi qua chặng đường dài 70 năm đồng hành cùng đất nước và dân tộc. Hơn nửa thế kỷ qua, lớp lớp nghệ sĩ, người làm công tác điện ảnh Việt Nam đã hết lòng phụng sự lý tưởng của Đảng và lợi ích của dân tộc, góp phần tích cực trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng, phát triển đất nước.
Nhiều nghệ sĩ, chiến sĩ điện ảnh đã anh dũng hy sinh trên chiến trường để lại hình ảnh sáng ngời về người nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng. Điện ảnh Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cùng với sự nghiệp cách mạng và có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học nghệ thuật nước nhà; từng bước xác lập được vị thế trong đời sống văn học- nghệ thuật đất nước và tạo nên vị thế của Điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng, trong đó có điện ảnh. Với mục tiêu xây dựng Điện ảnh Việt Nam theo hướng công nghiệp, hiện đại và hội nhập, mang đậm bản sắc dân tộc, phục vụ tốt nhu cầu về đời sống, văn hóa tinh thần của nhân dân.
Để góp phần tiếp tục phát triển sự nghiệp điện ảnh trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trên tinh thần quán triệt đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, đề nghị ngành Điện ảnh cần tập trung khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đẩy mạnh toàn diện các mặt công tác quản lý nhà nước cũng như công tác hội, phát huy tiềm năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên.
Bên cạnh đó, Hội Điện ảnh Việt Nam cần làm tốt vai trò phản biện xã hội, có ý kiến với các cơ quan quản lý để tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật, triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, đồng thời thực hiện tốt Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh nhằm xây dựng, phát triển nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Hiện nay, ngành Điện ảnh Việt Nam với bộ máy tổ chức và hoạt động của nhiều đơn vị ở Trung ương, các đơn vị trực thuộc 63 tỉnh/thành phố gồm: cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh, các đơn vị sản xuất phim, phát hành, phổ biến phim, lưu trữ phim, các cơ sở đào tạo, các tổ chức hội nghề nghiệp, các Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh... Những thành tựu đáng tự hào khẳng định tài năng và cống hiến của rất nhiều thế hệ nghệ sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Với những nỗ lực và đóng góp xứng đáng, ngành Điện ảnh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý cho ngành và cho rất nhiều các đơn vị điện ảnh trên cả nước như: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huân chương Chiến công; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động; Cờ Thi đua của Chính phủ…
Các danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước được Nhà nước trao tặng nhiều nghệ sĩ điện ảnh, nhiều tác phẩm điện ảnh, từ thế hệ các nghệ sĩ lão thành cách mạng thuộc Điện ảnh Bưng Biền-Nam Bộ, Điện ảnh Đồi Cọ Việt Bắc, đến thế hệ các nghệ sĩ điện ảnh trên chiến trường chống Mỹ cứu nước, tới thế hệ nhiều nghệ sĩ trong thời kỳ xây dựng đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Cõng anh mà chạy được Time bình chọn là Phim truyền hình Hàn Quốc của năm 2024 04.06.2024 | 14:10 PM
- Khai mạc đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc 26.04.2024 | 18:22 PM
- 'Joker 2' tung trailer 11.04.2024 | 10:56 AM
- Giới thiệu hai bộ phim hoạt hình dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 26.03.2024 | 05:36 AM
- Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên lần thứ 2 tại Việt Nam 20.03.2024 | 10:49 AM
- Vịnh Hạ Long xuất hiện trong phim của Hollywood 21.09.2023 | 15:05 PM
- "Jurassic Park" ba thập niên chinh phục khán giả 05.07.2023 | 10:47 AM
- Phát sóng rộng rãi bộ phim “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” 24.11.2022 | 09:29 AM
- Công diễn, báo cáo hội đồng nghệ thuật vở chèo "Thiên duyên huyền tích" 29.09.2022 | 15:35 PM
- Nỗ lực phục hồi, phát triển sân khấu truyền thống 07.09.2022 | 08:54 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng