Thứ 4, 15/01/2025, 20:55[GMT+7]

Dịch COVID-19: "Quả bom" khủng hoảng lương thực toàn cầu

Thứ 3, 26/05/2020 | 17:14:27
1,874 lượt xem
Khi dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nhiều chuyên gia lo sợ một cuộc khủng hoảng lương thực tương tự năm 2007 có thể xảy ra.

Tại New York - một trong những tâm dịch COVID-19, khoảng 2 triệu người không có đủ thực phẩm hàng ngày. Khoảng 4/5 dân số thế giới phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu. Năm 2019, khoảng 1,5 nghìn tỷ USD đã được thanh toán cho nhập khẩu thực phẩm, cao gấp 3 lần so với năm 2000.

Dịch COVID-19: Quả bom khủng hoảng lương thực toàn cầu - Ảnh 1.

FAO đang nỗ lực giảm nguy cơ dịch COVID-19 làm gián đoạn hệ thống cung cấp lương thực và gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. (Nguồn: Mediarun)

Lệnh đóng cửa biên giới chống dịch được áp dụng gần như trên toàn thế giới, khiến cho những chuyến bay chở hàng hay các chuyến tàu không thể vận chuyển nguồn cung lương thực cho hàng trăm triệu nhà hàng cũng như các hộ dân trên toàn cầu. Khi dịch kéo dài, người dân phải nghỉ làm việc. Không có thu nhập ổn định và các quy định hạn chế xã hội, khiến họ không đủ tiền để mua sắm lương thực như trước.

Liên Hợp Quốc ước tính, số lượng người phải chịu cảnh đói ăn trong năm 2020 sẽ tăng gấp đôi lên 265 triệu người, thậm chí tại nền kinh tế số một thế giới như Mỹ, người dân cũng đang phải chịu cảnh đói ăn khi hàng dài người đợi trước những điểm phát thực phẩm miễn phí. Thành phố New York có 8 triệu dân thì cứ 4 người lại có một người thiếu lương thực.

Dịch COVID-19: Quả bom khủng hoảng lương thực toàn cầu - Ảnh 2.

Dịch COVID-19 tạo ra mối đe dọa thực sự về nguồn cung lương thực trên thế giới. Ảnh: Forbes.

Nhưng nhìn sang những người nông dân. Năm nay, họ mất trắng. Ở Italy, hoa trái chín mục trên các cánh đồng, hàng nghìn lít sữa bị đổ đi ở Mỹ và các lò giết mổ phải đóng cửa.

Nơi thì thừa, nơi thì thiếu. Chỉ có khi các tuyến vận chuyển quốc tế được nối lại, thì nguồn cung và cầu thực phẩm mới được cân bằng. COVID-19 cũng thay đổi khẩu vị của người dân trên toàn thế giới, thiên về sử dụng các sản phẩm đóng hộp. Vậy nên kể cả khi các lệnh cách ly được nới lỏng, ngành thực phẩm sẽ không thể quay trở lại được như trước đây.

Theo vtv.vn