Chủ nhật, 19/01/2025, 07:27[GMT+7]

10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn

Thứ 5, 11/03/2021 | 08:07:34
24,388 lượt xem
Ngày này đúng 10 năm trước, đất nước Nhật Bản hứng chịu thảm họa kép kinh hoàng - động đất với độ lớn 9,0 và sóng thần cao 10 mét ập vào ven biển Đông Bắc nước này.

Sóng thần ập vào thành phố Miyako City. Ảnh: Reuters

Thiên tai đồng thời đã tạo ra thảm họa rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukushima, thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản hiện đại.

Gần 18.500 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, những thành phố sầm uất, trù phú chỉ còn hoang tàn, đổ nát. Nhưng sau những gì đã xảy ra thì cuộc sống ở đây giờ đang dần dần phục hồi và phát triển.

Anh Yuto Naganuma - sinh viên Ngành quản lý rủi ro thiên tai nhớ lại: "Khi ấy, trên đường đến đây, tôi nhìn thấy tất cả gia súc bị chết và cuốn trôi do sóng thần. Khi đến nơi, bố mẹ nói với tôi rằng, em tôi đã chết. Đó là khoảng 5,6 ngày sau khi sóng thần ập vào".

10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn - Ảnh 1.

Thành phố Rikuzentakata thuộc tỉnh Iwate bị nhấn chìm trong nước ngày 11/3/2011. Ảnh: KYODO

Em trai của Naganuma là một trong số 74 học sinh và 10 giáo viên nhà trường thiệt mạng trong thảm họa năm 2011. Naganuma vẫn trách mình về những mất mát này, khi các em đã không được sơ tán đến vùng đất cao hơn. "Có một nơi mà bọn trẻ của trường học có thể sơ tán nhưng các em đã không thể làm điều đó và đã chết. Vì thế tôi muốn ngôi trường này trở thành bài học cho những sai lầm của chúng ta".

Naganuma theo đuổi các nghiên cứu về quản lý rủi ro thiên tai, tổ chức các chuyến tham quan trường học và thuyết trình về khả năng ứng phó. Anh cho rằng, Nhật Bản hay cũng như những nơi khác trên thế giới, tất cả đều sống trong thời gian giữa các thảm họa. Theo anh, cách chúng ta sử dụng thời gian này sẽ làm thay đổi đáng kể xác suất sống sót khi chúng ta đối mặt với thảm họa tiếp theo.

10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn - Ảnh 2.

Máy bay và ô tô tại sân bay Sendai bị cuốn trôi. Ảnh: Kyodo

10 năm qua, Naganuma, Ganbe và những người giống như họ đã tạo thành một thế hệ được định hình trong thảm họa kép. Một trận động đất lớn gây sóng thần kinh hoàng và sự cố rò rỉ hạt nhân Fukushima tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản hiện đại.

Những đứa trẻ đó mất gia đình, nhà cửa, trường học và cả cộng đồng… Sau những trải nghiệm khó khăn và đau thương, một số người mãi mãi im lặng hoặc dằn vặt, nhưng cũng có nhiều người cố gắng làm việc để chia sẻ và nâng cao nhận thức về thảm họa như bức tường chắn sóng thần ngăn những nỗi đau không lặp lại.

Theo vtv.vn