Cảnh báo biến thể B.1.617 của virus SARS-CoV-2 bùng phát toàn cầu
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể B.1.617
Theo báo cáo cập nhật hằng tuần của WHO, ngoài 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể B.1.617 lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ, cơ quan này còn tiếp nhận nguồn tin chưa chính thức cho biết đã phát hiện biến thể này tại 7 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Như vậy, tính đến hiện nay, biến thể này có thể đã xuất hiện tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
WHO phân chia biến thể B.1.617 thành 3 dòng gồm B.1.617.1; B.1.617.2 và B.1.617.3. Cụ thể, B.1.617.1 được ghi nhận tại 41 quốc gia và vùng lãnh thổ; dòng thứ 2 xuất hiện tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ và dòng thứ 3 tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Báo cáo nhấn mạnh biến thể B.1.617 đã gia tăng tốc độ lây lan, trong khi các chuyên gia y tế vẫn đang xác định mức độ nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm biến thể này.
Ngoài biến thể trên, báo cáo cũng cung cấp thông tin về 3 biến thể đáng lo ngại khác của virus SARS-CoV-2, gồm các biến thể được ghi nhận đầu tiên ở Anh (B.1.1.7), ở Nam Phi (B.1.351) và ở Brazil (P.1). Con số thống kê được WHO tổng hợp dựa trên các nguồn tin chính thức và không chính thức. Theo đó, biến thể B.1.1.7 đã xuất hiện tại 149 quốc gia và vùng lãnh thổ; B.1.351 xuất hiện tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ và P.1 tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Báo cáo cập nhật cũng liệt kê 6 biến thể khác đang được các nhà khoa học theo dõi. Trong đó, một biến thể được phát hiện đầu tiên tại nhiều nước, 2 biến thể phát hiện đầu tiên tại Mỹ và 3 biến thể phát hiện đầu tiên ở Brazil, Philippines và Pháp.
Các chuyên gia y tế của WHO nhấn mạnh, virus ngày càng tiến hóa và SARS-CoV-2 càng lây lan virus này càng có thêm cơ hội tiến hóa, do đó, việc giảm lây nhiễm thông qua các biện pháp kiểm soát dịch bệnh là những yếu tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu nhằm giảm nguy cơ xuất hiện các biến thể tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
Hình ảnh phân tích biến thể B.1.617.2
Các chuyên gia cảnh báo biến thể B.1.617 ngày càng lan rộng trên toàn thế giới
Tờ Straitstimes vừa có bài phân tích, cho thấy biến thể B.1.617 đang khiến đại dịch ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Các chuyên gia còn cho biết thêm rằng đây sẽ không phải là lần cuối cùng virus đột biến.
Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), trả lời phỏng vấn tờ The Straits Times hôm 29/5 rằng: "Điều đáng sợ là tốc độ lan truyền của biến thể này trong cộng đồng, thường vượt qua khả năng của các đơn vị y tế truy vết tiếp xúc nên rất khó để theo dõi và cô lập các tiếp điểm bị phơi nhiễm để khoanh vùng cách ly".
Biến thể B.1.617 có khả năng gây ra một cơn bão đại dịch lớn hơn những gì thế giới từng chứng kiến
Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Soumya Swaminathan cho biết, biến thể B.1.617 có khả năng lây truyền cao gấp 1,5 đến 2 lần so với chủng virus xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán 18 tháng trước.
Ở Singapore, biến thể này đã xuất hiện ở hai khu cộng đồng lớn nhất trong những tháng gần đây là ổ dịch ở Sân bay Changi và Bệnh viện Tan Tock Seng.
Theo Giáo sư Teo, phương pháp tốt hơn cả vào thời điểm này vẫn là tiêm chủng rộng rãi. Giáo sư Teo cho biết các cá nhân được tiêm chủng giảm nguy cơ bị mắc bệnh và khả năng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng cũng thấp hơn nếu chẳng may họ mắc bệnh.
Nghiên cứu sơ bộ tại Mỹ do Trường Y khoa NYU Grossman và Trung tâm NYU Langone thực hiện cho thấy vaccine của Pfizer và Moderna vẫn có hiệu quả đối với biến thể B.1.617. Còn nghiên cứu của các chuyên gia y tế từ Cơ quan Y tế Công cộng Vương Quốc Anh (PHE) cũng chỉ ra rằng vaccine của liên danh hãng dược Pfizer/BioNTech và AstraZeneca cũng đều có tác dụng chống lại biến thể B.1.617.
Nghiên cứu, được tiến hành từ ngày 5/4 đến ngày 16/5 vừa qua cho thấy tiêm vaccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả 88% đối với biến thể B.1.617.2; trong khi đó với vaccine của AstraZeneca thì có hiệu quả 60%.
Với hơn 3.000 đột biến và dường như đang tăng lên, nhiều biến thể nguy hiểm hơn có thể xuất hiện ở các quốc gia mà công tác kiểm soát dịch còn yếu kém, chiến dịch tiêm chủng chưa đồng bộ.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng