Tổng thống Pháp - Mỹ đối thoại về các vấn đề xuất khẩu vũ khí, hợp tác thương mại quốc phòng
Tổng thống Pháp - Mỹ bắt tay trong cuộc họp tại La Villa Bonaparte ở Rome ngày 29/10/2021.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi thỏa thuận an ninh ba bên Mỹ, Anh và Australia được công bố vào tháng 9, đánh dấu nỗ lực mới nhất của Mỹ trong việc cố gắng xoa dịu Pháp.
Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron rằng Mỹ đã "vụng về" khi ký hiệp ước an ninh Anh, Mỹ và Australia. Hiệp ước an ninh này đã gây ra nhiều tranh cãi với Pháp do nước này bị mất một hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Australia trị giá 37 tỷ USD.
Hợp đồng tàu ngầm do Mỹ đứng đầu đã thay thế một thỏa thuận trước đó do Australia ký với Pháp về việc Paris cung cấp cho Canberra các tàu ngầm do Pháp sản xuất. Mỹ lập luận rằng, Mỹ sẽ trang bị cho đồng minh Thái Bình Dương Australia các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chất lượng cao hơn, động thái này đã dẫn tới phản ứng gay gắt từ Pháp.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Biden đã không chính thức xin lỗi nhà lãnh đạo Pháp. Thay vào đó, theo Thư ký báo chí Jen Psaki: "Ông ấy thừa nhận rằng có thể có sự tham vấn nhiều hơn trước khi công bố thỏa thuận".
Hai Tổng thống dự định khởi động đối thoại chiến lược thương mại quốc phòng Mỹ - Pháp. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, Tổng thống Macron cho rằng, điều quan trọng là phải "nhìn về tương lai". Ông Macron kỳ vọng, Tổng thống Biden sẽ thực hiện một "cam kết" mới trong việc hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố của Pháp ở khu vực Sahel của châu Phi. Theo một quan chức hàng đầu của Pháp, Paris đang tìm kiếm thông tin tình báo và hợp tác quân sự lớn hơn từ Mỹ ở Sahel.
Ông Macron cho biết, hai đồng minh sẽ phát triển "hợp tác mạnh mẽ hơn" để ngăn chặn sự hiểu lầm tương tự tái diễn trong tương lai.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, hai nhà lãnh đạo sẽ “bao quát toàn bộ vấn đề liên minh Mỹ - Pháp", bao gồm chống khủng bố ở Trung Đông, vấn đề liên quan tới Trung Quốc và các vấn đề thương mại - kinh tế.
Pháp mong muốn, các đồng minh phương Tây "phân chia vai trò" thay vì cạnh tranh lẫn nhau và để Mỹ luôn là "đồng minh trung thành và luôn sẵn sàng đối với các đối tác châu Âu của họ", theo quan chức hàng đầu của Pháp.
Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp, lãnh đạo hai nước dự định khởi động đối thoại chiến lược thương mại quốc phòng Mỹ - Pháp nhằm thúc đẩy quan điểm chung về tiếp cận thị trường quốc phòng và các vấn đề xuất khẩu.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước