Nhiều nước châu Âu nằm trong danh sách "rất đáng lo ngại" về dịch bệnh
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với hơn 783.500 ca tử vong trong tổng số 47,91 triệu ca mắc. Tiếp đó là Ấn Độ với hơn 463.600 ca tử vong trong số 34,44 triệu ca mắc. Brazil đứng thứ ba với 611.300 ca tử vong trong số 21,95 triệu ca mắc.
Châu Âu hiện là điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới khi số ca mắc COVID-19 mới trong 7 ngày qua đã tăng 13% (1,93 triệu ca). Theo đánh giá của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, trong số 27 nước thành viên EU thì Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Bulgaria, Croatia, CH Séc, Estonia, Hy Lạp, Hungary và Slovenia nằm trong danh sách "rất đáng lo ngại". Các quốc gia khác được xếp vào loại "đáng lo ngại" là Đức, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Ireland, Latvia, Litva, Luxembourg, Romania và Slovakia. Phần lớn các quốc gia nhằm trong nhóm đáng báo động nằm ở Trung, Đông và Bắc Âu, trong khi các nước Tây Âu và ven Địa Trung Hải dường như chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.
Theo các chuyên gia, sự bùng phát dịch trở lại tại các nước Trung, Đông và Bắc Âu là do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng khi mùa Đông bắt đầu đến, "làn sóng COVID-19 thứ 5" sẽ không chừa phần còn lại của châu Âu, bao gồm cả Pháp - nơi mà sự tuân thủ các biện pháp hạn chế đang giảm dần và hiện vẫn còn khoảng 13% số người từ 80 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng.
Tại châu Á, nhiều nước tiếp tục mở cửa biên giới, nới lỏng quy định về cách ly đối với người đã tiêm đủ vaccine và đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine, thực hiện chủ trương sống chung an toàn với COVID-19.
Người dân Singapore tại ga tàu điện ngầm ở Singapore ngày 7/10. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore thông báo bắt đầu từ ngày 29/11 sẽ tiếp tục áp dụng chương trình Làn đi lại Vaccine (VTL) với Ấn Độ, Indonesia, Qatar, Saudi Arabia và với Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ ngày 6/12. Bắt đầu từ ngày 19/11, Chile, Ethiopia, Ấn Độ, Myanmar và Sri Lanka sẽ được xếp vào các nước thuộc Nhóm II, trong khi Maroc sẽ được xếp vào các nước thuộc Nhóm III.
Căn cứ theo tình hình dịch bệnh, Singapore phân loại các nước, khu vực theo 4 nhóm để áp dụng các biện pháp đi lại và phòng ngừa phù hợp. Trong đó hành khách đến từ Nhóm I gồm Trung Quốc đại lục cùng Macau, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) sẽ chỉ phải làm xét nghiệm PCR khi đến Singapore. Hành khách đến từ Nhóm II (trong đó có Việt Nam) và Nhóm III sẽ phải có xét nghiệm (ART hoặc PCR) âm tính trong vòng 2 ngày trước khi khởi hành và sẽ phải cách ly tại nơi cư trú lần lượt là 7 và 10 ngày khi đến Singapore. Trong khi đó, những người đến từ Nhóm IV sẽ phải có xét nghiệm (ART hoặc PCR) âm tính trong vòng 2 ngày trước khi khởi hành và phải cách ly trong 10 ngày tại nơi cách ly được quy định khi đến.
Bộ Y tế Campuchia đã ra thông cáo báo chí về quy định không cách ly đối với người nhập cảnh bằng đường không, đường biển và đường bộ nếu họ đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh.
Bộ Y tế Campuchia nêu rõ, chỉ bắt buộc xét nghiệm nhanh đối với người nhập cảnh đã tiêm phòng đầy đủ (kết quả xét nghiệm nhanh chỉ phải chờ 15-20 phút). Nếu kết quả âm tính, người nhập cảnh có thể đi lại tự do. Tuy nhiên, Campuchia vẫn yêu cầu cách ly 14 ngày và xét nghiệm PCR đối với người chưa tiêm phòng COVID-19.
Trong khi đó, chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) đã cho phép các trường học được nối lại giảng dạy trực tiếp từ 15/11 sau khi hơn 80% học sinh trung học cơ sở ở địa phương này được tiêm chủng ngừa COVID-19 và số lượng các ca mắc mới hàng ngày giảm xuống. Các trường học mở cửa trở lại phải tuân thủ các biện pháp của Bộ Giáo dục theo chương trình "Hộp cát: Vùng an toàn trong trường học". Mỗi lớp học trực tiếp sẽ không quá 25 học sinh và các trường có thể dạy học trực tuyến nếu cần thiết.
Philippines ngày 15/11 bắt đầu thí điểm mở cửa trở lại trường học trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này hồi tháng 3/2020. Các quan chức ngành giáo dục cho biết theo chương trình thí điểm trở lại học trực tiếp, 100 trường học công trong số hơn 61.000 trường học được chọn để thử nghiệm trong 2 tháng, con số này dự kiến sẽ mở rộng trong những tuần tới.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình