Lãnh đạo 44 quốc gia thảo luận thành lập Cộng đồng chính trị châu Âu
Cách đây vài giờ, lãnh đạo của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu gồm 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu - EU và 17 quốc gia và vùng lãnh thổ không thuộc EU, đã kết thúc buổi nhóm họp đầu tiên tại CH Séc. Mục đích là để thảo luận và xác định các phương thức, mức độ hợp tác chính trị và an ninh theo Cơ chế hợp tác Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC).
Các nhà lãnh đạo từ 44 quốc gia châu Âu đã tập trung thảo luận việc thiết lập Cộng đồng chính trị châu Âu theo đề xuất trước đó của Tổng thống Pháp với sự ủng hộ của Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Giới chức Liên minh châu Âu - EU kỳ vọng EPC sẽ lôi kéo các nước châu Âu chưa phải là thành viên EU tham gia các lệnh trừng phạt của EU với Nga. Bởi vậy, điều kiện để được kết nạp làm thành viên EPC là cùng tham gia các lệnh trừng phạt của EU với Nga.
Về trung hạn, EPC có thể ưu tiên hợp tác về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng, đảm bảo an ninh năng lượng, chống biến đổi khí hậu và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, xã hội trên toàn châu Âu.
Cơ chế ra quyết định của EPC dự kiến dựa trên kết quả đa số phiếu ủng hộ từ các thành viên. Các thành viên được quyền bỏ phiếu song không có quyền phủ quyết những chính sách và hành động của EPC. Về ngân sách hoạt động, EPC dự kiến kêu gọi các nước thành viên, đóng góp trong từng lĩnh vực hợp tác.
Với những thách thức địa chính trị và địa kinh tế mà châu Âu đang đối mặt, về lâu dài, Cộng đồng chính trị châu Âu được coi là cơ chế hợp tác mới, như một chất xúc tác, phù hợp với các nước châu Âu; tạo kênh tiếp cận với chính phủ các nước để thúc đẩy hợp tác và khắc phục sự khác biệt trong hoạch định chính sách tại từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn châu Âu. Cơ chế này được giới chuyên gia châu Âu đánh giá có thể hình thành một đối trọng lớn hơn với Nga tại châu Âu.
Khi Cơ chế hợp tác mới này được thông qua thì tại châu Âu, ngoài Liên minh châu Âu (EU), sẽ có một thể chế hợp tác mới có quy mô lớn hơn cấp độ EU. Giới truyền thông châu Âu còn nhận định, EPC giống như một Liên Hợp Quốc của riêng châu Âu.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam