Trung Quốc ghi nhận gần 8.200 ca COVID-19 trong 24h
Với chính sách ứng phó dịch mà Trung Quốc đang theo đuổi thì đây là số ca mắc rất cao. Chính vì vậy, làm thế nào để ngăn dịch không lan rộng mà ít ảnh hưởng đến kinh tế đang là bài toán của Chính phủ Trung Quốc.
Trong 24h qua, Trung Quốc ghi nhận gần 8.200 ca COVID-19. Dịch khá nặng tại các thành phố lớn như Quảng Châu, Trịnh Châu, Bắc Kinh, Trùng Khánh… Quảng Châu, một trong những trọng điểm kinh tế của Trung Quốc đang là tâm dịch ở Trung Quốc, với quận Hải Châu gần 2 triệu dân bị kéo dài thời gian phong tỏa đến ngày 11/11. Hơn 30 ngàn người được đưa đi cách ly tập trung trong đợt dịch nghiêm trọng nhất gần 3 năm nay. Thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam vừa bỏ cách ly thì ghi nhận ca mắc lại, trong đó nhà máy Foxconn sản xuất điện thoại di động lớn nhất cho Apple cung cấp khắp thế giới bị phong tỏa.
Thành phố Bắc Kinh mỗi ngày có vài chục đến 100 ca, phần lớn các trường mẫu giáo đến trung học cơ sở chuyển sang học online, chính quyền khuyến cáo các doanh nghiệp không tổ chức hội họp đông người. Nhiều quận tăng tần suất xét nghiệm đại trà lên 1 ngày/lần thay vì 2-3 ngày/lần như trước đây.

Sau Đại hội Đảng, Trung Quốc khẳng định vẫn duy trì chính sách Zero COVID. Nhiều chuyên gia lại dự đoán Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách kiểm soát dịch bệnh sau kỳ họp Lưỡng hội hàng năm vào tháng 3/2023.
Thực tế nhiều người dân Bắc Kinh ra khỏi thành phố bị cấm trở lại vì mã hành trình màu đỏ, do đi qua các địa phương có dịch. Một số thành phố khác vừa bỏ phong tỏa thì dịch lại tái phát. Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách phong tỏa có trọng điểm, hẹp hơn để hạn chế ảnh hưởng kinh tế.
Trong khi đó, Chính quyền Khu hành chính Hong Kong - Trung Quốc bắt đầu triển khai tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Từ tháng 8, đặc khu này cũng đã sử dụng vaccine Sinovac để tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Giới chức y tế Hong Kong - Trung Quốc kêu gọi phụ huynh bố trí cho trẻ tiêm ít nhất hai mũi vaccine để nâng cao khả năng bảo vệ, vì một khi không may mắc bệnh, có thể sẽ có triệu chứng nặng, sau khi khỏi bệnh cũng có thể để lại những di chứng về lâu dài. Đồng thời cho biết, nếu trẻ tiêm đủ 3 mũi vaccine thì tỷ lệ bảo vệ đạt 80%.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam