G20 ra mắt Quỹ phòng đại dịch
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Jakarta, Indonesi.
Phát biểu tại lễ ra mắt quỹ, Tổng thống Joko Widodo dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2022 cho thấy hằng năm thế giới cần khoảng 31,1 tỷ USD để ngăn chặn và phòng ngừa đại dịch trong tương lai. Do đó, việc xây dựng và phát triển một nguồn kinh phí nhằm ứng phó với đại dịch trong tương lai là thiết thực.
Theo ông Joko Widodo, Quỹ phòng đại dịch hiện đã quyên góp được 1,4 tỷ USD từ các khoản ủng hộ của 17 quốc gia thành viên và không phải thành viên của G20 cùng 3 tổ chức từ thiện quốc tế.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã đóng góp khoảng 450 triệu USD, trong khi Italia đóng góp 102 triệu USD, Indonesia đã ủng hộ 50 triệu USD. Một số quốc gia khác đã tuyên bố cam kết ủng hộ tài chính cho quỹ này. Khoản tài trợ này được kỳ vọng có thể thu hẹp khoảng cách mà các nước đang phát triển và nước nghèo đang phải đối mặt với đại dịch trong tương lai.
Ngoài ra, để bảo đảm tốt công tác y tế phòng ngừa dịch bệnh, các nước cũng cần chú ý đến yếu tố bền vững trung hạn, đồng thời phát triển mạng kỹ thuật số toàn cầu và chứng nhận vaccine quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết quỹ sẽ được giải ngân vào đầu năm 2023. Do đó, các quốc gia sẽ xây dựng tiêu chí cho các nước để được nhận hỗ trợ, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và nghèo.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết quỹ trên sẽ trở thành một giải pháp và động lực giúp đẩy nhanh các biện pháp phòng ngừa đại dịch. Các nước sẽ sử dụng tối ưu hóa nguồn tài chính của quỹ để mang đến những kết quả tích cực cụ thể ở từng quốc gia. Theo bà Yellen, đây là vấn đề mang tính toàn cầu, do đó cần sự chung tay góp sức của tất cả các nước, không chỉ riêng các thành viên G20.
Về phần mình, đồng Chủ tịch của Quỹ, ông Chatib Basri cho biết đại dịch Covid-19 đã minh chứng thế giới cần quan tâm hơn tới sức khỏe cộng đồng. Ông đánh giá việc lập Quỹ phòng đại dịch là dấu mốc quan trọng vì lần đầu tiên các quốc gia trên thế giới cùng tham gia củng cố "kiến trúc y tế" toàn cầu theo những bước cụ thể.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam