Thứ 6, 10/01/2025, 05:00[GMT+7]

Ấn Độ và Mỹ ký biên bản ghi nhớ về thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn

Thứ 2, 13/03/2023 | 22:22:24
3,293 lượt xem
Biên bản ghi nhớ giữa Mỹ và Ấn Độ đã được ký kết trong khuôn khổ hoạt động Đối thoại Thương mại Ấn Độ - Hoa Kỳ cuối tuần trước về nhiều vấn đề thương mại song phương.

Ảnh họp báo chung sau Đối thoại Thương mại Ấn Độ - Hòa Kỳ

Bà Gina Raimondo - Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ và ông Piyush Goyal - Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Thương mại và Công nghiệp, Người tiêu dùng và Thực phẩm, Phân phối công & Dệt may của Ấn Độ đã đặt bút ký vào Biên bản ghi nhớ hôm thứ Sáu, 10/3/2023, sau một cuộc đối thoại.

Tuyên bố sau cuộc đối thoại, Bộ trưởng Piyush Goyal đã tiết lộ một số nội dung chính được hai bên bàn thảo. Theo đó, hai bên đã tập trung đối thoại vào một số lĩnh vực quan trọng và mới nổi như xây dựng, chuỗi cung ứng bền vững và an toàn. Hiện nay, đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang là vấn đề được hai bên ưu tiên hợp tác, trong đó có lĩnh vực khí hậu và công nghệ sạch, tăng trưởng kỹ thuật số toàn diện, phát triển năng lực, bao gồm cả khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ và doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Hai bên đều thể hiện mong muốn hợp tác và đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sự hợp tác song phương.

Ấn Độ và Mỹ ký biên bản ghi nhớ về thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn - Ảnh 1.

Ông Piyush Goyal - Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Thương mại và Công nghiệp, Người tiêu dùng và Thực phẩm, Phân phối công & Dệt may của Ấn Độ

Bản Ghi nhớ hợp tác về thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn và Quan hệ đối tác đổi mới là những kết quả nổi bật của hai bên trong khuôn khổ Đối thoại Thương mại Ấn Độ - Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Liên minh Piyush Goyal cho biết: "Tôi tin tưởng vào những nhận thức mới giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ trong việc mở rộng hợp tác với nhau. Mục đích chung là đảm bảo khả năng phục hồi trong cung cấp chất bán dẫn. Việc thiếu chất bán dẫn đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế của cả hai quốc gia, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch".

Ông Piyush Goyal còn nhấn mạnh thêm: "Hai quốc gia đã đàm phán về nhiều nội dung. Cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đều đạt nhận thức chung về các doanh nghiệp nhỏ và doanh nhân khởi nghiệp cùng hệ sinh thái phát triển. Đó là huyết mạch của nền kinh tế hai nước và hai nước sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác chung, thúc đẩy đổi mới các ngành công nghiệp và trường đại học ở cả hai nước vì sự tiến bộ chung của hai nước và của nhân loại".

Trong khuôn khổ Đối thoại thương mại, hai bên cũng ra mắt một nhóm công tác mới về nhân tài, đổi mới và tăng trưởng toàn diện. Nhóm này sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác về khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kỹ năng và hệ thống doanh nghiệp.

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Năng lượng Hoa Kỳ - Ấn Độ (EIA) đã được thiết lập là một nền tảng rộng lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp này của hai nước tham gia vào Sáng kiến Clean Edge Asia (công nghệ sạch tiên tiến châu Á) - một sáng kiến mang tính biểu tượng của chính phủ Hoa Kỳ nhằm phát triển thị trường năng lượng sạch bền vững và an toàn trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sau cuộc đối thoại, ông Goyal cũng gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ đã ủng hộ nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Ấn Độ cũng như những nỗ lực, cam kết của bà trong việc hỗ trợ để hai nước có thể đạt được những kết quả thực chất, đặc biệt là về thương mại, đầu tư, sự an toàn và đảm bảo một thế giới tốt đẹp hơn cho tương lai.

Theo vtv.vn

  • Từ khóa