Dịch tả bùng phát ở Nam Phi khiến hàng chục người tử vong
Trước tình hình trên, nhà chức trách Nam Phi đã kêu gọi người dân thận trọng hơn.
Theo giới chức y tế tỉnh Gao Teng, đã có 100 người phải nhập viện với các triệu chứng của bệnh tả như tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Các kết quả xét nghiệm cho thấy, ít nhất 41 trường hợp mắc bệnh tả. Tỉnh đã huy động thêm nhân viên y tế để giúp ứng phó với đợt bùng phát dịch tả, đồng thời kêu gọi người dân tránh ăn và tiếp xúc với thực phẩm, nguồn nước và các bề mặt có hoặc nghi ngờ nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả; rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi sử dụng phòng tắm, nhà vệ sinh.
Bệnh tả có thể gây tiêu chảy cấp tính, nôn mửa và suy nhược và chủ yếu lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Người mắc bệnh tả có thể chết trong vòng vài giờ nếu không được điều trị.
Căn bệnh này có liên quan đến việc không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và các công trình vệ sinh sạch sẽ.
Dịch tả lan nhanh trong điều kiện người dân không được vệ sinh đầy đủ và thiếu nước sạch.
Theo Giám đốc về ứng phó dịch tả toàn cầu của WHO Henry Gray, các ca bệnh tả đã giảm dần trong hơn 10 năm nhưng xu hướng này đã đảo ngược vào năm 2021. Số ca mắc tả và tử vong do căn bệnh này đã tăng vọt trong năm 2022, khi bệnh tả lan đến những khu vực mới, đặc biệt là vùng xung đột và khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao.
"Trong năm nay, có 24 quốc gia đã ghi nhận bùng phát dịch tả. Sự gia tăng các ca nhiễm tả là do nghèo đói, xung đột, biến đổi khí hậu và cuộc sống của người tị nạn trong điều kiện bấp bênh", ông Henry nêu rõ.
Theo WHO, dịch tả đang lan nhanh trong điều kiện người dân không được vệ sinh đầy đủ và thiếu nước uống. Bệnh tả lây lan qua đường tiêu hóa, khi người bệnh ăn, uống phải thực phẩm hoặc nước nhiễm khuẩn. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Các trường hợp nặng dẫn đến tiêu chảy cấp tính và có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vài giờ nếu không được chữa trị.
Để đẩy lùi dịch tả, việc tiếp cận nước sạch, hệ thống vệ sinh cũng như công tác tiêm phòng và chữa trị nhanh chóng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, theo ông Henry, WHO không thể cung cấp đủ vaccine, khi chỉ có 8 triệu liều vaccine được đáp ứng trong tổng số 18 triệu liều được yêu cầu trong năm 2023. Do đó, WHO và các đối tác đã quyết định chỉ áp dụng tiêm phòng một liều vaccine, thay vì hai liều như thông thường.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám