Liên hợp quốc thông qua hiệp định lịch sử về biển
Cụ thể, đêm 19/6 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Hiệp định về Biển. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của văn kiện thứ ba thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển.
Giây phút quan trọng và được chờ đợi nhất trong quá trình đàm phán hiệp định cũng đến.
Bà Rena Lee, Chủ tịch Hội nghị, tuyên bố: "Tôi không thấy có sự phản đối nào, vì thế Hiệp định được thông qua".
Nếu như các nước đang chịu trách nhiệm bảo tồn và sử dụng tuyến đường thủy trong quyền tài phán quốc gia của họ, hiệp định mới với 75 điều khoản này giúp bảo vệ biển cả bên ngoài biên giới đó. Và hiệp định được ví như lá chắn mới bảo vệ đại dương khỏi những mối đe dọa hiện nay như biến đổi khí hậu, khai thác quá mức hay biến đổi hệ sinh thái.
Đoàn liên ngành Việt Nam tham dự Hội nghị.
Ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, nói: "Đại dương là huyết mạch của hành tinh chúng ta. Và hôm nay, các bạn đã truyền thêm sức sống và hy vọng mới cho đại dương để chống lại các thách thức".
Đoàn Việt Nam tham gia quá trình đàm phán gồm Bộ Ngoại giao (chủ trì), Bộ TN và MT, Bộ KH và CN, Bộ NN & PTNT, Bộ Công an, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam... Phát biểu tại hội nghị, đại diện Việt Nam khẳng định, kết quả thành công ngày hôm nay là công sức của cả một quá trình dài làm việc nghiêm túc và trách nhiệm. Và Hiệp định sẽ giúp củng cố hơn nữa UNCLOS - bản Hiến pháp của đại dương.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu: "Văn kiện thứ ba thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) này sẽ giúp củng cố hơn nữa bản Hiến pháp của đại dương, khuôn khổ pháp lý của tất cả các hoạt động trên đại dương và biển cả. Nó cũng thể hiện sự đoàn kết của chủ nghĩa đa phương và là bước ngoặt trong luật pháp quốc tế".
Việc thông qua Hiệp định có nhiều ý nghĩa quan trọng với các nước tham gia đàm phán, trong đó có Việt Nam, bởi việc đạt được sự đồng thuận về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia như bây giờ là nhờ một quá trình đàm phán kéo dài và phức tạp. Quá trình này đã kéo dài suốt 20 năm, từ các hoạt động trù bị cho Hội nghị liên chính phủ tới vận động tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội