Thứ 7, 28/12/2024, 23:17[GMT+7]

Hội nghị thượng đỉnh G20 2023: Nỗ lực hàn gắn thế giới, ứng phó với các vấn đề toàn cầu

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:31:45
1,956 lượt xem
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ khai mạc trong ngày 9/9 tại New Delhi, Ấn Độ.

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay đặt trọng tâm vào nỗ lực hàn gắn thế giới, để các quốc gia có thể cùng nhìn về một hướng, ứng phó với các vấn đề toàn cầu nổi lên trong thời gian gần đây.

Nước chủ nhà Ấn Độ đã chọn chủ đề cho G20 năm này là "Một Trái đất, một gia đình, một tương lai", nhấn mạnh đến tính liên kết chặt chẽ sinh mệnh giữa các quốc gia trong thế giới ngày nay.

G20 năm nay sẽ hướng tới những vấn đề đang được xem nổi cộm của nền kinh tế hiện nay như tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng, lạm phát gia tăng, nợ nần và việc cải cách các ngân hàng phát triển đa phương.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio hay Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường... dự kiến đến Ấn Độ dự hội nghị. Ấn Độ được cho đã chi ra khoảng 120 triệu USD cho Thượng đỉnh G20 và sự kiện liên quan trong năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh G20 2023: Nỗ lực hàn gắn thế giới, ứng phó với các vấn đề toàn cầu - Ảnh 1.

 Trong một số cuộc họp thượng đỉnh trước đây, việc G20 ra được một tuyên bố chung đã từng là vấn đề gay cấn, có những lúc gần như đổ vỡ. Đó là bởi Thượng đỉnh G20 nay đã không chỉ gói gọn trong các chủ đề kinh tế toàn cầu mà còn mở rộng sang cả các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, nước chủ nhà Ấn Độ cho biết, họ tự tin rằng G20 năm nay sẽ ra được một tuyên bố, tạo được sự đồng thuận cho tất cả các bên.

Thượng đỉnh G20 là cơ chế nổi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008. Vào thời điểm đó, các quốc gia G20 đã đồng ý chi 4.000 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế thế giới, cắt giảm các rào cản thương mại và thực hiện cải cách hệ thống tài chính. Liệu G20 có thể tìm ra được một tiếng nói đồng thuận như họ đã từng tạo ra hồi khủng hoảng năm 2008, đây sẽ không phải là vấn đề dễ dàng. Tuy nhiên, nước chủ nhà Ấn Độ tin rằng là một quốc gia luôn đi đầu trong trào không liên kết, với lập trường trung lập trong nhiều vấn đề của thế giới ngày nay, Ấn Độ đang vị trí thuận lợi hơn cả để tìm kiếm một tiếng nói chung giữa các quốc gia.

Theo vtv.vn

  • Từ khóa