BRICS vượt G7 về tiềm lực kinh tế
Bloomberg đưa tin, sự trỗi dậy nhanh chóng của BRICS đang làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu, trong đó tỷ trọng kinh tế của nhóm này trong GDP thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ vượt xa tỷ trọng của các nền kinh tế tiên tiến lớn của Nhóm G7.
BRICS hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhưng nhóm này sẽ có sự tham gia của Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và UAE vào tháng 1/2024.
Nhóm G7 gồm các nước công nghiệp phát triển bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đức và Nhật Bản.
Báo cáo chỉ ra rằng BRICS mở rộng đã lớn hơn G7. Năm 2022, khối này chiếm 36% nền kinh tế toàn cầu, so với 30% của nhóm các nền kinh tế tiên tiến G7.
"Dự báo của chúng tôi cho thấy, lực lượng lao động ngày càng mở rộng và dư địa để bắt kịp công nghệ sẽ nâng tỷ trọng của BRICS+ lên 45% vào năm 2040, so với 21% của các nền kinh tế G7. Trên thực tế, BRICS+ và G7 sẽ hoán đổi vị trí cho nhau về quy mô trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2040", Bloomberg viết.
Tờ báo này cũng chỉ ra rằng nhóm kinh tế BRICS mở rộng sẽ bao gồm một số nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, cụ thể là Saudi Arabia, Nga, UAE và Iran, cũng như một số nhà nhập khẩu lớn nhất của nước này Trung Quốc và Ấn Độ.
Báo cáo cho biết thêm: "Nếu BRICS thành công trong việc chuyển một số giao dịch dầu mỏ sang các loại tiền tệ khác, điều đó có thể có tác động dây chuyền đến tỷ trọng của đồng USD trong thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối toàn cầu", đồng thời lưu ý thêm, các quốc gia thành viên BRICS đã tích cực để từ bỏ đồng bạc xanh trong giao dịch của họ.
Trong khi nhấn mạnh những lợi thế của BRICS, chẳng hạn như quy mô, sự đa dạng và tham vọng của khối này, báo cáo cũng chỉ ra một số thách thức mà BRICS phải đối mặt, bao gồm suy thoái kinh tế của Trung Quốc, không thể thoát khỏi dollar dầu lửa (số tiền bằng USD mà các nước xuất khẩu dầu lửa thu được nhờ xuất khẩu dầu lửa) trong tương lai gần, cũng như sự "miễn cưỡng" trong việc thúc đẩy một giải pháp thay thế duy nhất.
Bloomberg kết luận: "BRICS sẽ thay đổi thế giới, nhưng có lẽ nguyên nhân là do tỷ trọng GDP ngày càng tăng, hệ thống kinh tế và chính trị khác nhau của họ hơn là thông qua việc hiện thực hóa các kế hoạch lớn của các nhà hoạch định chính sách".
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng