Hồ nước lớn nhất thế giới đang thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Biển Caspi đã thu hẹp lại kể từ giữa những năm 1990, nhưng tốc độ biến mất của nó đã gia tăng đáng kể từ năm 2005.
Biển Caspi, hồ nước lớn nhất thế giới về diện tích và thể tích, đang trải qua tình trạng thu hẹp đáng báo động. Tại thành phố ven biển Aktau của Kazakhstan, Azamat Sarsenbayev - một nhà hoạt động môi trường đã chứng kiến mực nước ngày càng lùi xa, để lại nền đất trơ trọi nơi mà anh từng nhảy xuống bơi mỗi ngày.
Cách đó hàng ngàn cây số, tại Iran, nhiếp ảnh gia Khashayar Javanmardi cũng cảm thấy lo lắng khi ghi lại những thay đổi của Biển Caspi, nơi nước ngày càng trở nên ô nhiễm, đến mức không thể bơi được.
Cả hai người đàn ông đều cảm thấy gắn bó với Biển Caspi nhưng lo lắng cho tương lai của hồ nước lớn nhất thế giới. Biển Caspi có diện tích lớn như bang Montana của Mỹ, có vai trò quan trọng cho nền kinh tế của 5 quốc gia xung quanh gồm Kazakhstan, Iran, Azerbaijan, Nga và Turkmenistan. Nơi đây cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp, đánh bắt cá, du lịch và cả nguồn dầu khí quý giá, đồng thời góp phần điều hòa khí hậu cho khu vực khô hạn này.
Giàn khoan dầu trên Biển Caspi ở Baku, Azerbaijan, ngày 8/8/2020.
Tuy nhiên, hoạt động xây dựng đập, khai thác quá mức và đặc biệt là cuộc khủng hoảng khí hậu đã khiến mực nước Biển Caspi giảm mạnh từ giữa những năm 1990. Theo ông Matthias Prange, nhà nghiên cứu tại Đại học Bremen (Đức), mực nước có thể giảm từ 7,8 - 17,7m vào cuối thế kỷ này, nếu thế giới không nhanh chóng cắt giảm khí thải. Thậm chí, với kịch bản bi quan hơn, mực nước hồ có thể giảm tới gần 30m, biến phần phía Bắc - vùng biển nông gần Kazakhstan - thành vùng đất trống.
Sự suy thoái này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn đe dọa hệ động vật hoang dã đặc hữu, đặc biệt là loài hải cẩu Caspi và cá tầm hoang dã - nguồn caviar (trứng cá muối) nổi tiếng thế giới. Bên cạn đó, sự suy giảm mực nước còn gây thiếu oxy, đe dọa sự sống của nhiều sinh vật vốn chỉ có thể tồn tại duy nhất ở đây.
Thành phố cảng Aktau, Kazakhstan, nằm trên bờ biển Caspi vào ngày 1/9/2024.
Việc Biển Caspi ngày càng thu hẹp khiến các nhà lãnh đạo không khỏi lo ngại. Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP29 diễn ra ở thủ đô Baku, Azerbaijan, các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ thảo luận về hành động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev từng cảnh báo về thảm họa sinh thái từ sự suy thoái của Biển Caspi nhưng đồng thời vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
Trong khi đó, các nhà hoạt động như Sarsenbayev và Javanmardi vẫn không ngừng kêu gọi sự chú ý của dư luận qua các hình ảnh và câu chuyện mà họ ghi được về "thảm cảnh" của Biển Caspi, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ hồ nước lớn nhất thế giới.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh