Châu Âu trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử
Người dân di chuyển dưới trời nắng nóng tại Athens, Hy Lạp.
Trong khi đó, toàn cầu trải qua tháng 3 nóng thứ hai từ trước đến nay.
Theo báo cáo được công bố vào ngày 7/4 của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU), nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 3/2025 cao hơn 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt qua ngưỡng 1,5°C - mức tăng nhiệt độ mà các nhà khoa học khí hậu cảnh báo sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu liên tục kéo dài.
Tính từ tháng 7/2023 đến nay, hầu như tất cả các tháng đều có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,5°C, cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu đang diễn ra một cách liên tục và nghiêm trọng. Năm 2023 và 2024 đều đã trở thành những năm nóng nhất từng được ghi nhận.
Theo bà Samantha Burgess từ Trung tâm Dự báo Thời tiết tầm trung châu Âu, nhiều khu vực trải qua tháng 3 khô hạn nhất, trong khi một số nơi khác lại có lượng mưa cao nhất trong gần nửa thế kỷ.
Nhiệt độ gia tăng không chỉ gây ra hạn hán và nắng nóng gay gắt mà còn khiến các đợt mưa lớn và lũ lụt trở nên nghiêm trọng hơn. Không khí ấm hơn giữ nhiều hơi ẩm hơn, dẫn đến các cơn mưa lớn và dông bão trở nên dữ dội hơn.
Thời tiết nắng nóng ở Italy.
Ngoài ra, băng biển ở Bắc Cực cũng giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 3 vừa qua so với các tháng 3 trước đây trong suốt 47 năm thu thập dữ liệu vệ tinh. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp ghi nhận mức băng thấp kỷ lục theo tháng.
Theo đồng thuận khoa học, khí thải nhà kính từ việc đốt than đá, dầu mỏ và khí đốt là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Ngoài việc làm tăng nhiệt độ, lượng nhiệt dư thừa còn gây ra rối loạn các hệ thống thời tiết toàn cầu, thay đổi mô hình mưa và tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, hạn hán và sóng nhiệt.
Các nhà khoa học từng kỳ vọng nhiệt độ sẽ giảm sau khi hiện tượng El Nino đạt đỉnh vào đầu năm 2024 và chuyển sang pha La Nina mát hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức cao một cách bất thường, khiến giới nghiên cứu phải xem xét liệu còn có các yếu tố bổ sung nào đang thúc đẩy sự nóng lên nhanh chóng này.
Theo Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus, Trái đất hiện có thể đang trải qua giai đoạn ấm nhất trong 125.000 năm qua.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn