Hơn 400.000 người tại châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão và lũ lụt
Hơn 250 người đã thiệt mạng sau khi lũ lụt tràn qua các thị trấn ở miền đông Tây Ban Nha vào tháng 10/2024.
Theo báo cáo "Tình trạng Khí hậu Châu Âu" công bố ngày 15/4 của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (thuộc Liên minh châu Âu) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), hơn 400.000 người tại lục địa già đã bị ảnh hưởng bởi các trận lũ lụt và bão lớn trong năm 2024 - năm được ghi nhận là nóng nhất lịch sử khu vực.
Cụ thể, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng tới 413.000 người, với những hình ảnh tan hoang được ghi nhận ở nhiều nơi như ô tô bị cuốn trôi, cầu cống bị tàn phá... Khoảng 30% mạng lưới sông tại châu Âu trải qua tình trạng lũ lớn, trong đó 12% vượt ngưỡng "nguy hiểm nghiêm trọng".
Hai đợt lũ nghiêm trọng nhất xảy ra ở Trung Âu vào tháng 9 và miền Đông Tây Ban Nha vào tháng 10/2024, khiến hơn 250 trong tổng số 335 người thiệt mạng vì lũ lụt trong năm qua.
Một ngôi nhà bị ngập lụt.
Báo cáo cũng ghi nhận khu vực Đông Nam châu Âu đã trải qua đợt nắng nóng kéo dài nhất lịch sử vào tháng 7/2024, với nhiệt độ cao kéo dài liên tục 13 ngày. Bên cạnh đó, nắng nóng cực đoan đã dẫn đến các vụ cháy rừng dữ dội, ảnh hưởng đến khoảng 42.000 người. Riêng tại Bồ Đào Nha, trong một tuần của tháng 9/2024, khoảng 110.000 ha rừng đã bị thiêu rụi.
Bà Celeste Saulo, Tổng Giám đốc WMO, nhấn mạnh: "Mỗi phần nhỏ gia tăng nhiệt độ đều có ý nghĩa riêng. Chúng ta cần hành động nhanh hơn và cùng nhau thích ứng với thế giới đang ngày càng nóng lên".
Đáng chú ý, năm 2024 còn chứng kiến băng tan mạnh tại tất cả các vùng có sông băng ở châu Âu. Tại Scandinavia và Svalbard, mức mất băng được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, Địa Trung Hải cũng ghi nhận nhiệt độ bề mặt biển cao nhất lịch sử.
Các sông băng trên lục địa đã phải chịu tổn thất lớn hơn bất kỳ thời điểm nào được ghi nhận trước đây.
Trong khi đó, chuyên gia khí hậu Friederike Otto (Trường Imperial College London) nhận định: "Báo cáo này cho thấy rõ nỗi đau mà người dân châu Âu đang gánh chịu bởi thời tiết cực đoan dưới tác động của mức tăng nhiệt toàn cầu 1,3 độ C. Nếu thế giới đạt mức tăng 3 độ C vào năm 2100, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều".
Báo cáo cũng chỉ ra sự tương phản rõ rệt giữa Tây và Đông Âu trong năm 2024: khu vực phía Tây có xu hướng ẩm ướt và nhiều mây, trong khi khu vực phía Đông lại nắng nóng và khô hạn. Lưu lượng nước sông tại nhiều nước Tây Âu cao hơn mức trung bình, điển hình như sông Thames (Anh) và Loire (Pháp) ghi nhận mức cao nhất trong 33 năm.
Dù vậy, báo cáo cũng ghi nhận nỗ lực đáng kể của EU trong việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Châu Âu đang nóng lên với tốc độ gấp đôi trung bình toàn cầu, nhưng cũng là khu vực cắt giảm ô nhiễm khí hậu nhanh hơn so với các nền kinh tế lớn khác. EU đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và dự kiến sẽ công bố mục tiêu cắt giảm ròng 90% vào năm 2040.
Tuy nhiên, các tổ chức môi trường như Greenpeace cho rằng các chính trị gia vẫn chưa đủ quyết liệt trong việc buộc các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch phải chịu trách nhiệm. "Những nơi không bị ‘đun sôi’ thì lại đang chìm trong nước lũ", đại diện Greenpeace EU nhận định, đồng thời kêu gọi EU phải ngừng ngay các dự án nhiên liệu hóa thạch mới để tiến tới loại bỏ hoàn toàn nguồn năng lượng gây ô nhiễm này.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II