Băng tan nhanh chưa từng có, cuộc sống của 2 tỷ người bị đe dọa nghiêm trọng
Video: 22Băng_tan_nhanh_chưa_từng_có,_cuộc_sống_của_2_tỷ_người_bị_đe_dọa_nghiêm_trọng_-_VTV.VN.mp4
Trong báo cáo mới công bố, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cảnh báo rằng các sông băng trên toàn cầu đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết. Riêng năm 2024, hơn 450 tỷ tấn băng đã biến mất, đánh dấu mức giảm kỷ lục trong ba năm liên tiếp.
UNESCO nhấn mạnh, tốc độ tan băng hiện nay đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực và nguồn nước sinh hoạt của khoảng 2 tỷ người trên thế giới, đặc biệt tại các khu vực núi cao, nơi phụ thuộc vào băng tuyết như nguồn nước chính.
Theo bà Antje Boetius, chuyên gia thuộc Viện Alfred Wegener (Đức): "Mỗi tấn CO₂ thải ra là một bước lùi trong nỗ lực cứu lấy sông băng và toàn bộ sự sống gắn liền với nó. Nếu không hành động ngay, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng".
Đáp lại thực trạng đáng lo ngại này, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2025 là Năm Quốc tế Bảo tồn Sông băng, như một lời kêu gọi toàn cầu nhằm khẩn cấp ngăn chặn quá trình tan chảy, bảo vệ nguồn nước quý giá đang dần cạn kiệt.
Các tảng băng trôi đang bị xói mòn. (Ảnh: Getty Images)
Tại các khu vực núi cao như Pakistan, nơi giao thoa của các dãy Hindu Kush, Karakoram và Himalaya, hậu quả của băng tan đã hiện hữu rõ rệt. Người dân địa phương vẫn chưa quên những thảm họa do lũ băng gây ra. Năm 2020, chị Zahra Ramzan mất con trai trong một trận lũ do vỡ hồ sông băng. "Mỗi khi có bão hay thiên tai, tôi lại lo sợ một đứa trẻ khác sẽ gặp nạn", chị chia sẻ.
Theo ông Matthias Huss – nhà khoa học tại Đại học Zurich: "Sông băng là những khối nước đóng băng được nén lại từ tuyết, tồn tại ở độ cao lớn. Chúng đóng vai trò như những ‘tháp nước tự nhiên’ nuôi sống hàng triệu người ở hạ lưu".
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo, khoảng hai phần ba diện tích đất nông nghiệp có tưới tiêu trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ cạn nước nghiêm trọng do sự sụt giảm tuyết và băng. Hiện nay, hơn 1 tỷ người sống tại vùng núi cao, trong đó một nửa thuộc các quốc gia đang phát triển, đang rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực.
Ông Stefan Uhlenbrook, Giám đốc phụ trách nước và băng quyển tại WMO, nhận định: "Tác động của băng tan là đa chiều, nhưng đáng lo ngại nhất là mất an ninh nguồn nước dài hạn. Không chỉ vài triệu người, mà là hàng trăm triệu người ở khu vực dãy Himalaya đang chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong một thế giới kết nối, gần như tất cả chúng ta sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp".
Ngoài đe dọa nguồn nước, sự tan chảy của sông băng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mực nước biển dâng. Dữ liệu từ Tổ chức Giám sát Sông băng Thế giới cho thấy từ năm 2000 - 2023, băng tan đã khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm 18 mm – tương đương 1 mm mỗi năm. Cứ mỗi milimet nước biển dâng, khoảng 300.000 người đối mặt với nguy cơ lũ lụt mỗi năm.
Ông Matthias Huss cảnh báo: "Ngay cả vài milimet mực nước biển tăng thêm cũng có thể dẫn tới những tác động nghiêm trọng tại các vùng ven biển, khi kết hợp với triều cường và lũ lụt. Đây là bài toán dài hạn mà nhân loại cần giải quyết ngay từ bây giờ".
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng ở huyện Đông Hưng
- Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh