Quyết định mở đường cho những cải cách ở Xy-ri
Bộ trưởng Nội vụ Xy-ri An Sa công bố kết quả cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp mới (Ảnh Tân Hoa xã).
Theo thông báo của Bộ Nội vụ Xy-ri, có 7 triệu 490 nghìn 319 cử tri nước này, tương đương 89,4% tổng số cử tri đi bỏ phiếu, ủng hộ Hiến pháp mới. Chỉ có 753 nghìn 208 người (khoảng 9%) không ủng hộ. Bộ này cũng xác nhận đã xảy ra một số vụ bạo lực làm gián đoạn hoạt động bỏ phiếu ở một số khu vực, nhưng cuộc bỏ phiếu vẫn diễn ra suôn sẻ trên cả nước. Văn kiện dự thảo hiến pháp mới gồm 157 điều khoản, trong đó quy định hệ thống chính trị Xy-ri dựa trên nền tảng bầu cử dân chủ, chứ không dựa trên nền tảng tôn giáo, bộ tộc hay bè phái. Chức danh Tổng thống được bầu trực tiếp, cầm quyền nhiều nhất hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ bảy năm. Hiến pháp mới bỏ điều khoản về vai trò lãnh đạo của đảng Baath cầm quyền ở Xy-ri trong 50 năm qua. Bản hiến pháp này do một ủy ban gồm 29 thành viên là các học giả, luật sư, đại diện phe đối lập soạn thảo và đã được QH Xy-ri nhất trí trước khi đưa ra trưng cầu ý dân. Tổng thống Át-xát tuyên bố sẽ tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn trong vòng 90 ngày sau khi hiến pháp mới được cử tri tán thành.
Kế hoạch soạn thảo và tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp mới là nỗ lực mạnh nhất của Tổng thống Át-xát trong tiến trình thực thi các cải cách về chính sách, đáp ứng đòi hỏi của người dân và nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này kéo dài gần một năm qua. Ðây là những cải cách không ai có thể nghĩ tới khoảng một năm trước. Báo chí Xy-ri hoan nghênh kết quả cuộc trưng cầu ý dân và cho rằng, việc tỷ lệ cử tri ủng hộ cao bản hiến pháp mới đã phản ánh quyết tâm thực hiện các chương trình cải cách của người dân nước này. Các nỗ lực giải quyết khủng hoảng của chính quyền Ða-mát đang được phần lớn người dân ủng hộ.
Tuy nhiên, các phe phái đối lập ở Xy-ri tiếp tục bác bỏ các đề xuất cải cách của Tổng thống Át-xát và cáo buộc kết quả trưng cầu ý dân là giả dối và bản hiến pháp vẫn chưa bao gồm đầy đủ những sửa đổi cần thiết về thực thi dân chủ ở Xy-ri. Phe đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu vì cho rằng trưng cầu ý dân không thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng chính trị và bạo lực. Họ kiên quyết cho rằng, chỉ có sự ra đi của ông Át-xát mới có thể giúp chấm dứt bạo lực, khiến hơn 5.000 người chết trong mười một tháng qua.
Dư luận quốc tế ngay lập tức có những phản ứng trái chiều. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, cuộc trưng cầu ý dân ở Xy-ri hoàn toàn không đáng tin cậy, do bạo lực vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực của Xy-ri. Trong khi đó, dù tiếp tục kêu gọi Xy-ri tìm mọi cách chấm dứt bạo lực, Phó phát ngôn viên LHQ Ê.Ðen Bu-ê phải thừa nhận, bản hiến pháp mới có thể là một phần của giải pháp chính trị ở Xy-ri. Bộ Ngoại giao Nga hoan nghênh kết quả trưng cầu ý dân ở Xy-ri là bằng chứng về sự ủng hộ của người dân dành cho chính quyền nước này. Mát-xcơ-va đánh giá đây là bước tiến quan trọng hướng tới các cải cách thật sự của chính quyền Ða-mát, nhằm đưa Xy-ri trở thành một quốc gia dân chủ hiện đại. Trong bài viết trên tờ Tin tức Mát-xcơ-va, Thủ tướng Nga V.Pu-tin lên án mạnh mẽ sự can thiệp của bên ngoài vào công việc nội bộ của Xy-ri và cho rằng, phương Tây đã thiếu kiên nhẫn để đưa ra một "nghị quyết cân bằng" về vấn đề Xy-ri. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục chỉ trích phương Tây cố áp đặt "một giải pháp" cho Ða-mát. Cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ giải pháp đối thoại và sẵn sàng tham gia các nỗ lực hòa giải, tìm kiếm một lối thoát hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Xy-ri.
Cuộc trưng cầu ý dân ở Xy-ri được tổ chức ngay sau cuộc gặp giữa "những người bạn của Xy-ri" do phương Tây khởi xướng, nhằm hô hào sự ủng hộ quốc tế đối với phe đối lập ở Xy-ri, kêu gọi siết chặt cấm vận Ða-mát. Kết quả cuộc bỏ phiếu cũng được công bố đúng thời điểm Liên hiệp châu Âu (EU) công bố các biện pháp trừng phạt mới chống chính quyền Xy-ri. Trong bối cảnh đó, việc phần lớn người dân Xy-ri ủng hộ Hiến pháp mới không chỉ mở đường cho việc thực hiện các cải cách chính trị ở Xy-ri, mà còn cho thấy quyết tâm của ông Át-xát và người dân Xy-ri không nhượng bộ trước sự can thiệp của Mỹ và phương Tây, nhằm áp đặt cái gọi là các "tiêu chí dân chủ" vào quốc gia Trung Ðông này.
Thủ tướng Nga Pu-tin cảnh báo, cộng đồng quốc tế đang đấu tranh cho một trật tự thế giới mới đa cực và không chấp nhận mọi âm mưu của Mỹ và phương Tây sử dụng sức mạnh giành quyền bá chủ thế giới. Ít nhất, cuộc trưng cầu ý dân ở Xy-ri cũng cho thấy, mọi mưu toan can thiệp vào nước này đều không dễ dàng thực hiện.
Theo Nhân dân
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước