Chủ nhật, 22/12/2024, 18:13[GMT+7]

Hai giáo sư gốc Việt đạt giải thưởng của Australia

Thứ 5, 19/08/2010 | 16:50:57
1,115 lượt xem
Hai giáo sư gốc Việt tại Đại học Tây Australia vừa đoạt giải thưởng Eureka Prize 2010 vì phát minh khoa học nổi bật giúp hỗ trợ bảo vệ an ninh quốc gia, do Tổ chức Khoa học và Công nghệ quốc phòng (DSTO) của Australia tài trợ.

Hai giáo sư-tiến sĩ Võ Bá Ngữ và Võ Bá Tường tại lễ trao giải Eureka Prize 2010. (Ảnh: Đoàn Hùng/Vietnam+)

Giáo sư Robert Clark của Bộ Quốc phòng Australiaon> đã trao giải thưởng trị giá 10.000AUD (khoảng gần 9.000USD) cho nhóm nghiên cứu thuộc Khoa công trình điện, điện tử và máy tính của Đại học Tây Australiaon> trong một buổi lễ tổ chức tại Sydney vào tối 18/8.

 

Phát biểu tại lễ trao giải, giáo sư Clark đã ca ngợi nhóm nghiên cứu gồm giáo sư-tiến sĩ Võ Bá Ngữ (trưởng nhóm), giáo sư-tiến sĩ Võ Bá Tường và giáo sư Antonio Cantoni đã phát triển một cách tiếp cận mới trong các thuật toán theo dõi, qua đó giúp tăng đáng kể khả năng theo dõi cùng một lúc nhiều mục tiêu, nhưng đòi hỏi ít công suất của máy tính hơn so với các phương pháp theo dõi truyền thống.

 

Giáo sư Clark nói: "Tôi nhiệt liệt chúc mừng tiến sĩ Võ Bá Ngữ và các đồng nghiệp với phát triển nổi bật trên. Phát minh này có tiềm năng góp phần quan trọng trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia của Australia qua việc giúp dễ kiểm soát hơn những thách thức trong việc phát hiện một số lượng lớn vật thể mà chỉ các bộ cảm biến hiện đại điển hình mới có thể thực hiện được."

 

Phương pháp theo dõi mục tiêu hiện tại gặp phải vấn đề "phức tạp về luật số mũ," vốn có thể nhanh chóng làm suy yếu công suất của các máy tính, thậm chí là các máy tính có cấu hình rất mạnh trong quá trình xử lý. Ngược lại, phương pháp mới có khả năng kiểm soát hàng ngàn vật thể mà chỉ sử dụng các máy tính sẵn có.

 

Theo giáo sư Clark, phát minh của giáo sư Võ Bá Ngữ và nhóm cộng sự có thể mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là cải thiện khả năng nhận diện ở tầm xa hơn, đặc biệt là trong môi trường đô thị nguy hiểm và bảo vệ tàu chiến, máy bay và xe quân sự.

 

Bên cạnh đó, những ứng dụng trong lĩnh vực dân sự của phương pháp này có thể góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý giao thông, giám sát thái độ của đám đông, phân tích thể thao, cảm biến từ xa và nghiên cứu y sinh.

 

Theo Dân Trí

  • Từ khóa