7 ngọn núi cao nhất ở từng lục địa
Đỉnh Everest, châu Á, 8.849m: Đỉnh Everest nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya ở Nepal là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển. Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm là mùa thu hút du khách từ khắp nơi đến chinh phục "nóc nhà của thế giới".
Aconcagua, Nam Mỹ, 6.962m: Aconcagua là ngọn núi cao nhất ở cả bán cầu tây và nam, đồng thời cũng là đỉnh núi cao nhất ở châu Mỹ. Ngọn núi này nằm trong dãy Andes ở tỉnh Mendoza, Argentina. Khu vực đỉnh núi cách biên giới Chile 15 km. Đây là một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, được chinh phục lần đầu vào năm 1897.
Denali, Bắc Mỹ, 6.190m: Ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ này còn có tên gọi là McKinley, tọa lạc ở bang Alaska nước Mỹ. Denaki được biết đến với nhiệt độ khắc nghiệt, từng ghi nhận thấp tới âm 59,7 độ C với gió lạnh âm 83,4 độ C.
Núi Kilimanjaro, châu Phi, 5.895m: Kilimanjaro với 3 chóp núi lửa hình nón Kibo, Mawensi và Shira, là một núi lửa dạng tầng không hoạt động ở đông bắc Tanzania. Đây là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới với độ cao 4.600 m từ chân núi và là đỉnh núi cao nhất châu Phi.
Vinson Massif, Nam Cực, 4.892m: Vinson Massif cách cực Nam của Trái Đất 1.200 km. Ngọn núi cao nhất Nam Cực lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1963 bởi American Alpine Club. Đây là hoạt động ghi dấu mốc lịch sử do điều kiện đặc biệt nguy hiểm tại đây.
Puncak Jaya, châu Đại Dương, 4.884m: Puncak Jaya là đỉnh cao nhất của núi Jayawijaya trong dãy núi Sudirman ở tỉnh Papua, Indonesia. Ngọn núi này còn được đặt tên là "Carstensz Pyramid" theo tên nhà thám hiểm người Hà Lan Jan Carstenszoon, người châu Âu đầu tiên nhìn thấy sông băng trên đỉnh núi vào năm 1623. Đây cũng là nơi có một trong những mỏ khoáng sản lớn nhất thế giới (mỏ vàng và đồng Grasberg cách Puncak Jaya 4 km).
Núi Elbrus, châu Âu, 5.642m: Elbrus là ngọn núi lửa không còn hoạt động ở dãy núi Kavkaz, miền Nam nước Nga. "Nóc nhà châu Âu" được đánh giá là dễ chinh phục so với đỉnh núi cao nhất trên các châu lục khác. Tuy nhiên, nơi này vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức do thời tiết khắc nghiệt và khó đoán trước, như gió lớn hay chênh lệch nhiệt độ cao.
Theo zingnews.vn
Tin cùng chuyên mục
- Cụ bà 82 tuổi hơn 50 năm cưỡi ngựa đi du lịch 17.11.2023 | 10:49 AM
- Châu Á rộn ràng đón tết Nguyên đán, phương Tây cũng ngập trong sắc đỏ 21.01.2023 | 23:11 PM
- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở cung đường nguy hiểm nhất thế giới 14.11.2022 | 10:19 AM
- Phát hiện chim ruồi cực hiếm ở Colombia sau hơn 10 năm 09.08.2022 | 09:39 AM
- Ở Ấn Độ cũng có một ‘Vạn Lý Trường Thành’ tráng lệ và kỳ vĩ đến không ngờ 04.05.2022 | 15:38 PM
- Châu Á trang hoàng rực rỡ, người dân nô nức mua sắm chuẩn bị đón năm Dần 29.01.2022 | 10:28 AM
- Đài quan sát đáy kính cao hơn 300 m ở New York 13.10.2021 | 08:06 AM
- Những cổng trời bí ẩn nổi trên mặt nước ở Nhật Bản 18.09.2021 | 10:30 AM
- Hồ nước sâu hơn 150 m ở Croatia 18.07.2021 | 20:53 PM
- Gia đình sống trên thuyền suốt 10 năm, du lịch 45 nước 17.07.2021 | 22:15 PM
Xem tin theo ngày
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng