Lạ kỳ vùng đất có ngọn 'lửa thiêng' cháy rực suốt bốn thiên niên kỷ không tắt
Là mảnh đất giao thoa giữa Đông Âu và Trung Á, Azerbaijan không chỉ ẩn chứa nhiều nét hoang sơ, bí ẩn mà còn sở hữu nhiều di sản văn hóa, lịch sử phong phú. Nhiều du khách đến đây có cảm giác như được trở về thế giới trung cổ của những đế chế xưa.
Đặc biệt, nơi đây còn được mệnh danh là "vùng đất lửa", bắt nguồn từ ngọn lửa vĩnh cửu Yanar Dag. Nằm trên một sườn núi thuộc bán đảo Absheron, cách thủ đô Baku khoảng 25km, ngọn lửa bất diệt này được xem như là một biểu tượng của sự huyền bí và kỳ vĩ.
Khoa học lý giải rằng, hiện tượng kỳ diệu này xuất phát từ nguồn khí đốt tự nhiên dồi dào dưới lòng đất. Do sự thay đổi địa chất, khí gas thoát ra ngoài và bốc cháy liên tục. Ngọn lửa lan tỏa dọc theo sườn núi dài khoảng 10 mét, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ, thu hút ánh nhìn của du khách.
Những đám cháy như vậy từng xuất hiện rất nhiều ở Azerbaijan nhưng do chúng làm giảm áp suất khí dưới lòng đất, cản trở việc khai thác khí thương mại nên hầu hết đã bị dập tắt. Yanar Dag là một trong số ít trường hợp hiếm hoi còn sót lại và gây ấn tượng đặc biệt.
Vào ban đêm, khi màn trời tối đen, ngọn lửa Yanar Dag càng trở nên rực rỡ, soi sáng cả một góc trời. Du khách có thể đứng từ xa chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của ngọn lửa, hay tiến đến gần hơn để cảm nhận hơi ấm lan tỏa.
Ngọn lửa cháy rực tạo ra một cảnh tượng đầy ma mị và hấp dẫn, quyến rũ những du khách đến thăm quốc gia này.
Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp kỳ bí mà còn bởi câu chuyện lịch sử và văn hóa lâu đời của người dân Azerbaijan. Vốn dĩ lửa đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo Zoroastrian cổ đại ở Azerbaijan. Do đó, người dân Azerbaijan rất tôn kính ngọn lửa bất diệt và coi đây là biểu tượng của sự sống mãnh liệt, của sự thịnh vượng và là niềm tự hào dân tộc.
Vùng đất huyền bí này không chỉ có ngọn lửa trường tồn với thời gian, mà còn sở hữu những di sản văn hóa và lịch sử độc đáo. Nếu có dịp đến đây, du khách có thể khám phá những cung điện, lăng mộ và di tích lịch sử tại thủ đô Baku hoặc thưởng ngoạn cảnh đẹp của vườn quốc gia Goygol và hồ Gobustan.
Khu bảo tồn Gobustan - Di sản thiên nhiên thế giới tại Azerbaijan.
Thế giới vẫn đầy những hiện tượng kỳ bí như thế. Ngọn lửa Yanar Dag có lẽ là minh chứng rõ nét về sự kỳ diệu của tự nhiên. Với hơn 4000 năm lịch sử, nó đã trở thành biểu tượng văn hóa độc nhất vô nhị của Azerbaijan. Và chắc chắn vùng đất huyền bí này hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những khoảnh khắc khó quên.
Theo vtc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Cụ bà 82 tuổi hơn 50 năm cưỡi ngựa đi du lịch 17.11.2023 | 10:49 AM
- Châu Á rộn ràng đón tết Nguyên đán, phương Tây cũng ngập trong sắc đỏ 21.01.2023 | 23:11 PM
- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở cung đường nguy hiểm nhất thế giới 14.11.2022 | 10:19 AM
- Phát hiện chim ruồi cực hiếm ở Colombia sau hơn 10 năm 09.08.2022 | 09:39 AM
- Ở Ấn Độ cũng có một ‘Vạn Lý Trường Thành’ tráng lệ và kỳ vĩ đến không ngờ 04.05.2022 | 15:38 PM
- Châu Á trang hoàng rực rỡ, người dân nô nức mua sắm chuẩn bị đón năm Dần 29.01.2022 | 10:28 AM
- Đài quan sát đáy kính cao hơn 300 m ở New York 13.10.2021 | 08:06 AM
- Những cổng trời bí ẩn nổi trên mặt nước ở Nhật Bản 18.09.2021 | 10:30 AM
- Hồ nước sâu hơn 150 m ở Croatia 18.07.2021 | 20:53 PM
- Gia đình sống trên thuyền suốt 10 năm, du lịch 45 nước 17.07.2021 | 22:15 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025