Sông ở Bắc Cực đổi màu lạ vì băng vĩnh cửu tan chảy
Một nghiên cứu cho thấy hàng chục con sông và suối ở Alaska đang chuyển sang màu cam rỉ sét vì hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Bắc Cực là khu vực có tốc độ nóng lên nhanh nhất thế giới. Quá trình tăng lên của nhiệt độ đã làm các lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất tan chảy. Từ đó, các khoáng chất bị vùi trong lớp băng được giải phóng và thấm vào các con sông làm chúng chuyển sang màu rỉ sét.
“Hiện tượng này đã cho thấy hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu”, Brett Poulin, phó giáo sư môi trường tại Đại học California Davis, nhận xét.
Theo ông, các lớp băng vĩnh cửu tan chảy đã tạo điều kiện cho các khoáng chất, vốn bị khóa chặt trong băng, tiếp xúc với oxy (quá trình này còn gọi là phong hóa). Hiện tượng phong hóa làm tăng độ axit của nước và hòa tan các kim loại như kẽm, đồng, sắt - nguyên nhân chính khiến các dòng sông chuyển sang màu cam. Không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của dòng sông, hiện tượng phong hóa còn làm suy thoái nguồn nước và đa dạng sinh học ở Bắc Cực.
“Khi tiếp xúc với những dòng nước khác, những dòng sông ‘cam’ sẽ làm nước bị ô nhiễm và gây nguy hiểm cho các loài thủy sinh trong khu vực”, phó giáo sư Poulin chia sẻ.
Hiện tượng nước sông chuyển màu cam xuất hiện lần đầu vào năm 2018 ở phía Bắc Alaska. Trước đó, những con sông này vốn nổi tiếng với những làn nước trong đến mức thấy cả lòng sông. Hiện tượng “sông cam” vào năm 2018 đã làm hai loài cá địa phương là cá hồi Dolly Varden và cá da trơn Sculpin tuyệt chủng.
“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy những loài động vật không xương sống và quần thể sinh vật dưới đáy sông sẽ giảm đáng kể khi nước sông chuyển màu cam”, Poulin nhấn mạnh. “Nói chung, hiện tượng này có thể làm thay đổi cả một hệ sinh thái của khu vực”.
Hiện tượng sông rỉ sét, trong những năm gần đây, thường xảy ra vào tháng 7 và 8, khi những lớp băng ngầm bắt đầu tan chảy. Để hiểu rõ hậu quả lâu dài của hiện tượng này, các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Sinh thái Mỹ, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ và Đại học Carlifornia đã khảo sát thành phần hóa học của những dòng sông chuyển màu thuộc khu vực Bắc cực.
“Đây là khu vực nóng lên nhanh nhất hành tinh với tốc độ cao gấp ba lần so với những nơi khác”, Scott Zolkos, nhà nghiên cứu về Bắc cực tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell, nhấn mạnh. “Vì vậy hiện tượng sông cam sẽ còn xảy ra trong tương lai”.
Các chuyên gia đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền và các bộ lạc sinh sống ở Alaska để đảm bảo người dân địa phương nhận được thông tin chính xác và nhanh chóng về hiện tượng này.
Theo znews.vn
Tin cùng chuyên mục
- Cụ bà 82 tuổi hơn 50 năm cưỡi ngựa đi du lịch 17.11.2023 | 10:49 AM
- Châu Á rộn ràng đón tết Nguyên đán, phương Tây cũng ngập trong sắc đỏ 21.01.2023 | 23:11 PM
- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở cung đường nguy hiểm nhất thế giới 14.11.2022 | 10:19 AM
- Phát hiện chim ruồi cực hiếm ở Colombia sau hơn 10 năm 09.08.2022 | 09:39 AM
- Ở Ấn Độ cũng có một ‘Vạn Lý Trường Thành’ tráng lệ và kỳ vĩ đến không ngờ 04.05.2022 | 15:38 PM
- Châu Á trang hoàng rực rỡ, người dân nô nức mua sắm chuẩn bị đón năm Dần 29.01.2022 | 10:28 AM
- Đài quan sát đáy kính cao hơn 300 m ở New York 13.10.2021 | 08:06 AM
- Những cổng trời bí ẩn nổi trên mặt nước ở Nhật Bản 18.09.2021 | 10:30 AM
- Hồ nước sâu hơn 150 m ở Croatia 18.07.2021 | 20:53 PM
- Gia đình sống trên thuyền suốt 10 năm, du lịch 45 nước 17.07.2021 | 22:15 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025