Kiệu hoa trang trí bằng lông của hàng chục nghìn con chim bói cá
"Điểm thúy vạn công" là chiếc kiệu hoa làm từ gỗ quý, dây đồng, lông chim bói cá và thủy tinh được bảo tồn hoàn hảo nhất thế giới, đang trưng bày tại Viện Bảo tàng Tự nhiên Mỹ ở New York. Đây là kiệu hoa rước dâu của một gia đình quyền quý thời nhà Thanh đầu thế kỷ 20 ở tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc.
Video: 09Chiếc_kiệu_hoa_trang_trí_bằng_lông_của_hàng_vạn_con_chim_bói_cá.mp4
Kiệu Điểm thúy vạn công trong bảo tàng ở New York, Mỹ.
"Từ khi mặc váy cưới đến lúc ngồi lên kiệu hoa về nhà chồng, chân của tân nương không được phép chạm đất, nếu không sẽ gặp vận xui trong tương lai. Đỡ tân nương xuống kiệu phải là người phụ nữ có chồng và nhiều con trai", bảng giới thiệu về phong tục rước dâu bằng kiệu hoa ở Trung Quốc trong bảo tàng Tự nhiên Mỹ có đoạn.
"Điểm thúy" là loại hình nghệ thuật chế tác trang sức thủ công truyền thống của Trung Quốc. Người thợ sẽ lấy lông của thúy điểu (chim bói cá), loài chim có đuôi ngắn, lưng màu xanh, bụng màu cam, mỏ dài, kết hợp với vàng bạc, ngọc trai... để làm ra những món đồ trang sức tinh xảo như trâm cài tóc, mũ đội đầu. Chim bói cá ngày nay được Trung Quốc xếp vào danh sách bảo tồn động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Mỗi con chim bói cá chỉ lấy được 28 sợi lông đẹp nhất. Do đó, để chế tác kiệu, người thợ phải sử dụng bộ lông của hàng chục nghìn con chim bói cá. Họ phải khéo léo dùng kéo cắt lông chim khi con vật còn sống, bởi nếu lấy lông khi chim đang ốm hoặc sắp chết, lông sẽ xỉn màu ngay lập tức.
Chim bói cá trong vườn thú Singapore.
"Vạn công" chỉ thời gian người thợ mộc làm xong một chiếc kiệu. Một công là một ngày, vạn công là 10.000 ngày, tương đương hơn 27 năm. Loại kiệu này khác với kiệu hoa thông thường vì cầu kỳ hơn, tốn công sức hơn, đồng thời phải có 8 người khiêng. Kiệu 8 người khiêng là biểu tượng của giới quyền quý Trung Quốc, chỉ người nhà của quan lại mới được sử dụng.
Kiệu "vạn công" không có rèm, tất cả chi tiết trang trí đều làm bằng tay, chạm trổ cầu kỳ, với phần thân kiệu dát vàng, đính châu báu.
Kiệu có phần mái tầng tầng lớp lớp giống như tháp, chạm trổ vô số nhân vật và con vật mang ý nghĩa cát tường. Chiếc kiệu thể hiện sự coi trọng của nhà chồng đối với nàng dâu mới, đồng thời là biểu tượng cho địa vị, gia sản của nhà trai đối với nhà gái và xóm giềng.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Cụ bà 82 tuổi hơn 50 năm cưỡi ngựa đi du lịch 17.11.2023 | 10:49 AM
- Châu Á rộn ràng đón tết Nguyên đán, phương Tây cũng ngập trong sắc đỏ 21.01.2023 | 23:11 PM
- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở cung đường nguy hiểm nhất thế giới 14.11.2022 | 10:19 AM
- Phát hiện chim ruồi cực hiếm ở Colombia sau hơn 10 năm 09.08.2022 | 09:39 AM
- Ở Ấn Độ cũng có một ‘Vạn Lý Trường Thành’ tráng lệ và kỳ vĩ đến không ngờ 04.05.2022 | 15:38 PM
- Châu Á trang hoàng rực rỡ, người dân nô nức mua sắm chuẩn bị đón năm Dần 29.01.2022 | 10:28 AM
- Đài quan sát đáy kính cao hơn 300 m ở New York 13.10.2021 | 08:06 AM
- Những cổng trời bí ẩn nổi trên mặt nước ở Nhật Bản 18.09.2021 | 10:30 AM
- Hồ nước sâu hơn 150 m ở Croatia 18.07.2021 | 20:53 PM
- Gia đình sống trên thuyền suốt 10 năm, du lịch 45 nước 17.07.2021 | 22:15 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025