Thứ 4, 02/04/2025, 18:45[GMT+7]

Phát hiện hệ sinh thái kỳ lạ nằm sâu 1.300m dưới lớp băng ở Nam Cực

Thứ 3, 01/04/2025 | 08:11:53
927 lượt xem
Những sinh vật kỳ lạ vừa được phát hiện dưới đáy biển, sau khi một tảng băng khổng lồ tách khỏi Nam Cực.

Video: 01Phát_hiện_hệ_sinh_thái_kỳ_lạ_nằm_sâu_1.300m_dưới_lớp_băng_ở_Nam_Cực_-_VTV.VN.mp4

Nhóm nghiên cứu của Viện Hải dương Schmidt (Mỹ) đã dùng thiết bị thám hiểm ở độ sâu 1.300m, ghi nhận một thế giới sinh học phong phú, gần như còn nguyên sơ. Khám phá này mở ra thêm hiểu biết về sự sống dưới lớp băng Nam Cực.

Hệ sinh thái này được hé lộ sau khi tảng băng trôi có diện tích tương đương thành phố Chicago tách ra, để lộ nơi sinh sống của cá băng, nhện biển khổng lồ, bạch tuộc và các rạn san hô lớn...

Phát hiện hệ sinh thái kỳ lạ nằm sâu 1.300m dưới lớp băng ở Nam Cực - Ảnh 1.

Hệ sinh thái kỳ lạ nằm sâu 1.300m dưới lớp băng ở Nam Cực.

Cho đến nay, hiểu biết về các sinh vật sống dưới các tảng băng trôi ở Nam Cực vẫn còn rất hạn chế.

Vào năm 2021, một cuộc khảo sát của Anh lần đầu tiên phát hiện dấu hiệu của các loài sinh vật sống ở đáy biển dưới tảng băng Filchner-Ronne ở Nam Cực, đồng thời tìm thấy hệ sinh thái đa dạng sinh học cùng với những manh mối về một số loài mới chưa được xác định.

Trong hầu hết môi trường biển sâu, các sinh vật dựa vào một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng lắng xuống đáy biển từ bề mặt nơi có ánh sáng Mặt trời.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ cách các hệ sinh thái ở Nam Cực, nơi bị bao phủ bởi lớp băng dày 150 mét trong suốt hàng thế kỷ, có thể phát triển mạnh mẽ khi hoàn toàn bị tách biệt khỏi nguồn dinh dưỡng từ bề mặt.

Các nhà khoa học cho rằng, khu vực này có thể là môi trường sống của nhiều loài sinh vật trong suốt hàng thế kỷ.

Sau khi sự kiện tách băng xảy ra, các nhà khoa học của Viện Hải dương Schmidt đã nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch thám hiểm để khảo sát khu vực dưới mặt nước biển này.

Theo: vtv.vn

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày