Đặc sắc lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng ở Hà Giang mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực với nhiều nghi thức khá giống với lễ hội Tịch điền của người miền xuôi. Mở đầu lễ hội, người ta chọn ra một người đàn ông có uy tín trong cộng đồng, hoàn cảnh gia đình tốt và là người cày giỏi nhất, đại diện cho người dân trong bản cày đường cày đầu tiên như một sự lấy may, suôn sẻ cho vụ mùa của năm đó.
Sau nghi lễ này, người ta sẽ chọn một mảnh ruộng đẹp nhất để đặt bàn thờ, trên bày biện nhiều lễ vật như: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc tượng trưng cho trời đất, âm dương. Theo tục lệ, hằng năm, mỗi thôn sẽ có 4 gia đình được “ra mâm”, tức là được bày mâm và cử hành lễ cúng trời đất, thần linh tại lễ hội. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà mâm cỗ to hay nhỏ, nhưng thường phải đủ thịt gà, thịt lợn, xôi, trứng...
Sau một hồi chiêng trống, chủ lễ và đại diện các thôn bản, gia đình tiến hành làm lễ cầu mùa. Chủ lễ phải là người được lựa chọn, tiếp nối truyền thống từ những người đi trước, đồng thời được dân làng kính trọng. Chủ lễ đại diện cho dân làng, đọc các bài khấn với nội dung cầu mong thần thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, muôn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, cuộc sống của người dân no đủ, sung túc, nhà nhà hạnh phúc... Tiếp đó, chủ lễ sẽ tiến hành vẩy “nước thần” - được các sơn nữ trẻ, đẹp nhất bản lấy từ đầu nguồn con suối, lên những người tham dự để được may mắn cả năm.
Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Đánh yến, đánh quay, ném còn, kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng, hát đối đáp..., trong đó, hấp dẫn hơn cả là thi ném còn. Để chiến thắng, người chơi phải ném quả còn trúng vòng tròn được treo trên ngọn tre cao vút. Người Tày, Nùng ở Hà Giang quan niệm, nếu quả còn trúng đích khiến miếng vải bọc trên đó bị rách thì năm đó dân bản được thần thánh ban ơn, mọi việc đều may mắn, suôn sẻ. Nếu không, năm đó dân bản sẽ gặp nhiều điều không hay. Song song với đó là màn thi cày của các thanh niên nhằm tìm ra người cày giỏi nhất, nhanh nhất. Ngoài ra, lễ hội Lồng Tồng còn là nơi để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, giao duyên qua những điệu hát then, sli, lượn ngọt ngào...
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh