Chàng trai khuyết tật trở thành triệu phú
Trở lại thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh may mặc của anh Bằng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi anh đang cho thi công xưởng may mới rộng hơn 1.000m2.
Anh Bằng phấn khởi cho biết: Chỉ một thời gian ngắn nữa tôi sẽ không phải thuê xưởng cho công nhân làm việc như trước mà thay vào đó công nhân sẽ được làm việc ở cơ sở mới do chính tôi bỏ vốn, mua đất, thuê nhân công để xây dựng. Đây là mơ ước tôi đã ấp ủ từ rất lâu rồi. Cơ sở mới rộng rãi, thoáng mát hơn nên anh em công nhân rất phấn khởi.
Là con cả trong một gia đình có 4 anh chị em, Bằng và một người em trai không may bị nhiễm chất độc da cam/Điôxin từ bố. Anh bị khuyết tật bẩm sinh, càng lớn bàn chân phải càng teo nhỏ khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Gia đình không mấy dư dả, bố mẹ thường xuyên đau yếu nên Bằng quyết định phải đi học một nghề phù hợp với khả năng lao động của bản thân để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Suốt 3 cấp học gắn liền với biệt danh “Bằng lệch” nhưng cũng chính vì vậy tinh thần vượt khó, động lực vượt lên số phận của chàng trai khuyết tật được nhen nhóm. Gần như năm học nào Bằng cũng là học sinh khá, giỏi. Học xong THPT, với sự cần mẫn trau dồi kiến thức, chàng trai trẻ thi đỗ vào Khoa Trung văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tuy nhiên, thời điểm ấy gia đình quá khó khăn, kinh tế hết sức eo hẹp nên bố mẹ không có tiền nuôi Bằng ăn học. Bởi vậy, khi nhận giấy báo trúng tuyển, Bằng đã đắn đo, suy nghĩ rất nhiều. Nhưng với khát khao được đi học, quyết tâm theo đuổi đam mê, 4 năm trên giảng đường đại học cũng là ngần ấy thời gian anh phải gồng mình đối mặt với những lo toan của cuộc sống. Để có tiền theo học, anh làm đủ nghề, từ đi gia sư đến rửa xe thuê, việc gì anh cũng làm. Vốn là người đam mê tiếng Trung nên anh rất hay giao tiếp với người Trung Quốc. Cũng từ đây, anh bén duyên với nghề sản xuất, kinh doanh may mặc.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, nhận thấy ưu điểm của ngành may trong tương lai và phù hợp với sức khỏe của bản thân, Bằng đã quyết định từ bỏ con đường lập nghiệp bằng nghề dạy học, sang Trung Quốc học hỏi công nghệ may. Chưa từng tham gia các lớp học về may mặc, bản thân còn khá xa lạ với chiếc máy may nhưng với tinh thần học hỏi không ngừng, sau 3 năm ở Trung Quốc anh đã dần có những kỹ năng nhất định với nghề may. Sau khi trở về nước, năm 2012, anh quyết định thuê mặt bằng, mở xưởng may cho riêng mình. Thời gian đầu, công việc mở xưởng còn gặp khá nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức khỏe yếu. Nhưng nhờ sự động viên của người thân, bạn bè, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc. Trời không phụ lòng người, xưởng may của anh dần ổn định và phát triển, có chỗ đứng trên thị trường. Hiện tại xưởng sản xuất áo phao và quần xuất khẩu sang Mỹ, tạo việc làm cho 80 lao động với thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm Bằng thu lãi gần 500 triệu đồng.
Anh cho biết: Do sản phẩm đều là hàng xuất khẩu nên chất lượng luôn là yếu tố được tôi ưu tiên hàng đầu. Để giữ vững được thương hiệu và đầu ra của sản phẩm, ngoài việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị, bản thân tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi những kỹ năng, công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất để về hướng dẫn cho người lao động tại cơ sở của mình.
Từ khi khởi nghiệp đến nay đã hơn 7 năm, trải qua bao thăng trầm, Bằng càng trân trọng hơn những thành quả mình đang có. “Nếu bạn tin rằng những đường chỉ tay nói lên số phận của bạn thì bạn cũng đừng quên rằng chúng cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay bạn mà thôi” - đó là câu nói anh luôn khắc ghi và là phương châm sống của anh, giúp anh có thêm niềm tin, động lực để tiếp tục vươn lên, tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Anh Ngọ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Điôxin huyện Đông Hưng cho biết: Nguyễn Trọng Bằng là hội viên tiêu biểu cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện ước mơ của mình. Anh không chỉ là tấm gương sáng cho nhiều người khuyết tật mà còn cho rất nhiều người bình thường khác vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thu Trang
(Tác phẩm dự thi viết về đề tài người Thái Bình - đất Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng