Bề tôi tiết nghĩa
Phế tích tam quan cụm đền, miếu, đình và chùa làng Nguyễn, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà.
Năm 1529, Mạc Đăng Doanh nối ngôi tiếp tục truy sát vua Lê. Khoảng năm 1531 - 1532, Mạc Đăng Doanh bắt được vua Lê Cung Hoàng cùng thân quyến, không lâu sau đem sát hại. Lúc này Mạc Đăng Doanh thuyết phục Tiến sĩ Đặng Ất về làm quan cho nhà Mạc nhưng ông không chấp thuận, quyết giữ khí tiết với nhà Lê, họ Mạc bắt giam ông vào ngục, ông tuẫn tiết để thể hiện “tôi trung không thờ hai vua”.
Tiến sĩ Đặng Ất sinh năm 1494, năm mất không rõ. Theo một số nguồn khảo luận, Tiến sĩ Đặng Ất sinh ra ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Đặng Ất theo gia đình di cư ra Bắc sinh sống nhưng không rõ ở đâu. Sau này, con cháu dòng họ Đặng toàn quốc đã tìm thấy “Gia phả dòng họ Đặng tộc Đại tông chi ất” của dòng họ Đặng (Tiên Điền) - Uy Viễn (Hà Tĩnh) có ghi chép về thân thế Tiến sĩ Đặng Ất vỏn vẹn: “Ông Đặng Thọ Cương và Nguyễn Thị Liệu từ tâm sau khi sinh hạ 2 con trai, lớn là Đặng Giáp, nhỏ là Đặng Ất rồi cả nhà di cư không rõ”. Dòng họ Đặng Việt Nam đã xác định gia đình cụ Đặng Thọ Cương ban đầu di cư ra sống vùng “Bãi Sậy” tỉnh Hưng Yên (thôn Hương Quất, xã Thành Công, huyện Khoái Châu) sau dời sang định cư ở xóm Hương Hà, làng Nguyên Xá, xã Phúc Hải, tổng Tống Xuyên, huyện Ngự Thiên (nay là thôn Hà Nguyên, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà).
Nhắc tới Phúc Thần làng Hà Nguyên - Tiến sĩ Đặng Ất, các bậc cao niên trong làng thường nhắc tới bia ký “Nguyễn Kiều thị bi” trước đây ở đình Hà Nguyên có chép rằng: “Cầu Nguyễn, xã Phúc Hải, huyện Ngự Thiên vốn có từ lâu rồi… trải bấy triều trước biến đổi… cầu trở thành thắng tích… cầu hư hỏng. Các bô lão quan viên trưởng già trẻ trong hương ta khởi công dựng lại… đến ngày 15 tháng 3 năm Canh Dần (1530) nhân có cầu Nguyễn mà sắc cho khôi phục lại chợ cũ. Ngày lập xuân, tháng Giêng, năm Tân Mão niên hiệu Đại chính 2 (1531) dựng bia. Đặng Ất tiến sĩ khoa Mậu Dần (1518), chức “Triều liệt đại phu đạo Thanh Hoa” soạn văn bia, Nguyễn Bảo khắc chữ…”.
Đỗ đạt, đăng khoa triều Lê Chiêu Tông, có công lao bảo vệ triều đình, bảo vệ dân chúng triều Lê Cung Hoàng và tâm đức với làng quê Hà Nguyên, “một sống, một chết” cùng hoàng triều, đặc biệt là hành động tuẫn tiết chứ nhất định không làm quan nhà Mạc của “Triều liệt đại phu đạo Thanh Hoa” tuy nhiên, những ghi chép về hành trạng của ông hầu như không còn, rất khó cho công tác sưu tầm, khảo cứu về thân thế, sự nghiệp của Tiến sĩ Đặng Ất. Có sử gia và nhà nghiên cứu cho rằng, vì ông khăng khăng giữ đạo “Tôi trung không thờ hai vua” nên khi ông chết, họ Mạc đã “tiêu hủy” hết các ghi chép có liên quan đến quan “Giám sát Ngự sử” triều Lê sơ này. Theo các nguồn khảo luận, sau “sự ra đi” của vua Lê Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung thay đổi kế hoạch. Ngày 1 tháng 8 năm 1522 Mạc Đăng Dung kéo quân về Thuần Mỹ Điện ở Ngự Thiên, bắt hoàng tử Lê Xuân, em ruột vua Chiêu Tông đưa về Thăng Long dựng lên ngôi vua, lấy niên hiệu Thống Nguyên (tức vua Lê Cung Hoàng). Đây là màn kịch chính trị nhằm thừa lệnh vị hoàng đế mà họ Mạc mới lập nên để Mạc Đăng Dung ra lệnh an định cả nước. Nhà Mạc không rầm rộ mừng đón một triều đại mới mà chỉ cho quân trạm khẩn đưa chiếu chỉ an dân của nhà vua đến các nơi. Ngày 29 tháng 2 năm Quý Mùi (1523), Thống Nguyên đế (vua Lê Cung Hoàng) chính thức thiết triều lần đầu tiên. Nhà vua “nắm trong tay” kinh đô, triều đình, “tưởng như” bằng an hơn “vua anh” Lê Chiêu Tông đang lưu vong ở Thanh Hóa, nhưng không biết rằng Mạc Đăng Dung đang lợi dụng ưu thế này để “chiêu dụ” hàng quan văn và tướng lĩnh nhằm “lấy lòng” chứ không muốn “đối địch” với họ. Sử cũ chép vua Lê Cung Hoàng vẫn trọng dụng Đặng Ất, phong cho ông chức Giám sát Ngự sử. Khi họ Mạc lộng hành quá mức ở xứ Thanh Hoa, vua Lê Cung Hoàng phong ông giữ chức “Triều liệt đại phu đạo Thanh Hoa” (Thanh Hoa đẳng sứ) để giảm bớt quyền hành họ Mạc và bảo vệ triều đình cùng dân chúng. Nhằm thâu tóm quyền lực, ngày 18 tháng 12 năm 1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết “vua anh” Lê Chiêu Tông. Sáu tháng sau, ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi (1527) vua Cung Hoàng cũng “mất ngôi” bằng một cuộc “dâng” chiếu nhường ngôi không có Hoàng đế Lê Cung Hoàng thiết triều. Lại bộ thượng thư Trương Phu Duyệt được giao nhiệm vụ soạn chiếu nhường ngôi, tuy nhiên họ Trương nghĩa khí quyết không làm, họ Mạc lại sai Đông các đại học sĩ Đạo Nguyên bá Nguyễn Văn Thái thảo chiếu truyền ngôi. Khi văn chiếu thảo xong, truyền cho bách quan xem cùng ký, quan Thiêm đô Ngự sử Nguyễn Văn Kiệt, quê làng Mỹ Xá, tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà nay) xem xong chiếu văn trợn mắt, bẻ gẫy bút, tự trút bỏ mũ áo, chạy thẳng ra cửa về quê. Quyền thần Mạc Đăng Dung “chễm trệ” bước lên ngai vàng quyền lực. Họ Mạc chọn niên hiệu Minh Đức, đại xá cả nước. Các nguồn khảo luận cho biết: Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, triều họ Mạc bắt đầu thì “số phận” Thống Nguyên Lê Cung Hoàng cũng giống như “vua anh” Lê Chiêu Tông trước đây. Năm 1527, để tránh sự truy sát của họ Mạc, Đặng Ất phò tá vua Lê Cung Hoàng chạy về làng Hà Nguyên, xã Phúc Hải, huyện Ngự Thiên. Năm 1529, Mạc Đăng Doanh nối ngôi tiếp tục truy sát vua Lê. Khoảng năm 1531 - 1532, Mạc Đăng Doanh bắt được “vua tôi” nhà Lê đem về kinh đô, Lê Cung Hoàng bị phế làm Cung vương và bị giam ở nội điện phía Tây cùng với người mẹ Trịnh Thị Loan hoàng thái hậu. Cung Hoàng và Hoàng Thái hậu bị ép phải chết bằng thuốc độc. Sử cũ và các nguồn khảo luận chép rằng: “Trước những thị vệ cúi đầu dâng chén thuốc đen ngòm” hoàng thái hậu Trịnh Thị Loan có lời nguyền không khác của vua Lý Huệ Tông hơn 300 năm trước: “Mạc Đăng Dung là kẻ bề tôi, manh tâm cướp ngôi, lại giết mẹ con ta, ngày sau con cháu nó cũng lại bị như thế.” Trong vòng gần một năm, “ba mẹ con” Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Lê sơ đều bị chết dưới tay cha con Mạc Đăng Dung. Giữ khí tiết “Tôi trung không thờ hai vua” Đặng Ất cũng tuẫn tiết. Theo các tài liệu khảo cứu, do công lao với triều đình nhà Lê, thời Lê Trung Hưng (1533 - 1788), triều đình nhà Lê đã sắc phong ông làm “Phúc Thần làng” và sắc chỉ cho dân làng Hà Nguyên (Nguyễn) phụng thờ. Tiến sĩ Đặng Ất là đại quan nhà Lê sơ được sử sách ghi nhận là “Bề tôi tiết nghĩa”, có công lao với đất nước, với quê hương Hà Nguyên. Di hài ông được an táng tại làng Nguyên Xá.
Đình Hà Nguyên còn lưu giữ được 14 đạo sắc vua ban của các triều đại: Thiệu Trị (1846), Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định thứ 2 đến thứ 9 (1924). Sắc phong của các triều đại phong kiến triều Nguyễn phong cho các vị thiên thần và nhân thần có đức cao vọng trọng hoặc có nhiều công lao với đất nước, để lại tiếng thơm muôn đời từ xưa đến nay được các triều đại ghi nhận và suy tôn. Tiến sĩ Đặng Ất được phối thờ ở đình cùng “bát vị đại vương” trong đó có 6 vị thiên thần, hai vị nhân thần là Khánh An Đại Vương và Hảo Nương Công chúa “Trưng nữ vương triều, công thần nhất vị”. Chính thất phu nhân Hà Quý Thị người Cao thôn, nay là thôn Sòi, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà.
![]() Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nhằm tránh sự truy sát của họ Mạc đối với vua Lê Cung Hoàng cùng gia quyến, Tiến sĩ Đặng Ất đã hộ giá vua Lê về làng Nguyễn (Hà Nguyên). Rất có thể vua và Hoàng Thái hậu cùng thân gia quyến đẳng đã lưu trú tại miếu, đình, chùa làng Nguyễn. Nếu tồn nghi này được làm sáng tỏ thì cụm di tích miếu, đình và chùa làng Nguyễn này rất cần được đăng ký bảo vệ. ![]() Ông Bùi Duy Lan, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Khi phò tá vua Lê Cung Hoàng chạy về làng Hà Nguyên tránh sự truy sát của nhà Mạc, Tiến sĩ Đặng Ất đã bỏ tiền của mình ra trùng tu di tích lịch sử văn hóa tại quê nhà làng Hà Nguyên. Ông dựng bia đá, soạn văn bia “Nguyễn Kiều thị bi”, nghĩa là bia đá chợ cầu Nguyễn. Rất tiếc, tấm bia đá này hiện nay đã thất lạc, chỉ còn bản dập lưu trữ tại Viện Hán nôm. ![]() Cựu chiến binh Phạm Văn Trai, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thái Phương, huyện Hưng Hà Nhân dân làng Nguyễn (Hà Nguyên) chúng tôi rất mong cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn của tỉnh quan tâm, nghiên cứu, xem xét công nhận di tích lịch sử văn hóa cụm di tích miếu, đình, chùa làng Nguyễn mà Tiến sĩ Đặng Ất bỏ công tu tạo và là nơi được cho là vua nhà Lê từng lưu trú. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Tự hào tiến bước dưới lá cờ vinh quang của ĐảngKỳ 6: Thái Bình xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức 30.01.2025 | 11:19 AM
- Tự hào tiến bước dưới lá cờ vinh quang của ĐảngKỳ 5: Đảng bộ Thái Bình - những chặng đường vinh quang 30.01.2025 | 10:54 AM
- Tự hào tiến bước dưới lá cờ vinh quang của ĐảngKỳ 3: Thành tựu đổi mới đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới 27.01.2025 | 19:59 PM
- Tự hào tiến bước dưới lá cờ vinh quang của ĐảngKỳ 2: Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam 26.01.2025 | 09:45 AM
- Tự hào tiến bước dưới lá cờ vinh quang của ĐảngKỳ 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc 25.01.2025 | 17:24 PM
- Nhận diện cuộc đời Huyền Trân Công chúa để phát huy giá trị di tích lịch sử 30.11.2024 | 20:31 PM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới