Hộ kiền tế thế
Tương truyền, vào triều Lý, Hoàng Lang (Linh Lang Đại Vương, con vua Lý Thánh Tông) mới sinh được 1 tháng 7 ngày tuổi thì đất nước có giặc Vĩnh Trinh từ phương Bắc tràn sang. Thế giặc mạnh, vua Lý cho người đi cầu thỉnh các bậc anh hùng hào kiệt đánh giặc. Nghe vậy, Hoàng Lang bỗng bật dậy nói với mẹ, cho gọi người vào và dặn tâu với vua làm cho một lá cờ cán dài 10 trượng và cho một con voi lớn để đi đánh giặc. Nhận cờ và voi chiến, Hoàng Lang lắc mình, thân hình trở nên to lớn, cầm lá cờ và cưỡi voi xông thẳng tới chỗ quân địch, hét lớn: “Ta là Thiên tướng”. Hoàng Lang giết tướng giặc và phá tan quân giặc Vĩnh Trinh.
Theo các nguồn khảo luận, mảnh đất “ven bờ cuối bãi” được sông Hồng, sông Luộc, sông Trà bồi đắp phù sa đôi bờ màu mỡ tạo nên những làng mạc trù phú với triền cao dương 1,5m so với mực nước biển từ xã Độc Lập xuống xã Hồng Minh xuôi Chí Hòa, huyện Hưng Hà; Bạch Đằng (Đông Hưng) sang Hiệp Hòa, Xuân Hòa, Việt Hùng, huyện Vũ Thư rồi thấp dần từ phía Đông Nam hai xã Độc Lập và Hồng Minh thành vùng trũng Thanh Lãng, Duyên Lãng, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà; phía Đông Nam xã Việt Hùng và xã Hiệp Hòa là “rộc” thấp. Các làng Nội Lãng, Ngoại Lãng, Lãng Xuyên trải trên dưới 2.000 năm mưa nắng san chỗ cao bồi nơi thấp cao độ chỉ còn chênh 0,5m. Từ 3.000 năm trước, triền đất giáp sông Hồng là những “càn” Cao, đụn Nấm với dấu tích rừng Cự Lâm, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, làng Phú Lâm, xã Độc Lập, Đồng Lâm, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà... Những triền đất cao màu mỡ bên sông ấy là địa bàn cư trú của lớp cư dân Việt - Mường cổ từ lưu vực sông Đà tiến xuống hiện còn nhiều di chỉ khảo cổ mang đậm phong cách văn hóa Việt Mường. Các làng Hậu Thượng, Hậu Trung, xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng; làng Thọ Bùi, xã Độc Lập; Thượng Lãng, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà; làng Mỹ Lộc, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư đều thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ. Riêng Hùng Bảo (Hoàng đệ của vua Hùng được thờ ở Mỹ Lộc). Các làng Mạc, xã Minh Hòa, làng Đọ, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng đều thờ Quý Minh đại vương, anh em kết nghĩa của Tản Viên Sơn Thánh và dưỡng tử là Ma Bà Đại Vương. Các nhà nghiên cứu khẳng định lớp cư dân sông nước này đã để lại tín ngưỡng thờ thủy thần, trong đó có làng Thọ Bùi, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà thờ Linh Lang Đại Vương triều Lý.
Trong chuyến điền dã mới đây về vùng đất “thượng hộ” tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng thủy thần, nhóm nghiên cứu chúng tôi đặt chân đến làng Thọ Bùi, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà tham quan cụm di tích đền, đình, chùa của làng đã được xếp hạng di tích lịch sử ghi đậm dấu ấn triều Lý (1009 - 1225), được nhân dân trong làng cho biết ngôi đền và đình làng Thọ Bùi tôn thờ thần hoàng và thành hoàng làng Linh Lang Đại Vương (nhiều tài liệu ghi chép Linh Lang Đại Vương chính là Hoàng Lang, con vua Lý Thánh Tông). Tương truyền, khi quét sạch giặc xâm lăng Vĩnh Trinh ra khỏi bờ cõi nước Nam trở về, nhà vua (vua Lý Thánh Tông) muốn nhường ngôi cho Hoàng Lang nhưng ngài nhất mực từ chối. Sau đó Hoàng Lang hóa thành con rắn trắng lặn xuống hồ Tây. Nhà vua thương tiếc cho lập đền thờ ở quê mẹ Bồng Lai, ở Thị Trại và cho 269 địa phương khác (trong đó có làng Thọ Bùi, xã Độc Lập), cứ nơi có lá cờ của Hoàng Lang bay đến và có sự hiển ứng thì thờ phụng. Phong thần là Linh Lang Đại Vương.
Vương triều Lý, đất Thái Bình như Thái sư Trần Quang Khải thời Trần ghi nhận đây là đất “Quan hà” 200 năm đời Lý. Sử cũ chép: “Trên vùng đất các vua ông, vua cha thời Lý đã từng về xem làm đất, xem gieo hạt, xem gặt, xem đánh cá. Năm 1157, vua Lý Cao Tông đã cho xây cung Ngự Thiên...”. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Xét triều Lý hưởng nước lâu nhất... kế tiếp 216 năm đều không làm điều thất đức, nhiều bậc thánh hiền ra đời, thái bình lâu dài, từ thời thượng cổ không có triều đại nào hơn được...”. Trải ngót ngàn năm, các nguồn tư liệu “mười phần chỉ còn được một hai”, song trong 9 đời vua Lý, đất Thái Bình đã có hàng chục nhân tài dự hàng Quốc sư, Thái úy phụ chính, Thái phó. Hai đại thần được truyền di chiếu phò tá Thái tử. Các công, hầu hàng tam phẩm, tứ phẩm rất đông không thể khảo cứu hết...”. Cũng theo nguồn khảo luận, hệ thống chùa ở Thái Bình vào đầu thời Lý đã được xây dựng nhiều, bởi Phật giáo thuở ấy là khát vọng hướng thiện của người Việt nói chung, dân chúng thuộc trấn Sơn Nam nói riêng. Hai triều Lý - Trần đều chuộng đạo phật, các vua hầu hết tham gia lãnh đạo tăng đoàn. Vùng đất Thái Bình thời ấy dân đông, kinh tế nông nghiệp phát triển, tăng chúng vì thế hướng về. Trong 4 cao tăng nổi tiếng đầu thời Lý: Giác Hải, Không Lộ, Từ Đạo Hạnh, Minh Không đều gắn bó với Thái Bình. Là một trong những người được Lý Nhân Tông tin dùng, Linh Nhân Hoàng Thái hậu quý trọng, vị Thượng nhân (Giác Hải) đã tham vấn cho vua, cho thái hậu nhiều về Kỳ Bố Hải Khẩu, về vùng đất “ven bờ cuối bãi” chính là Thái Bình nay nên trong thời Lý vua Thánh Tông từng về Kỳ Bố cày tịch điền, cho xây dựng hàng trăm ngôi chùa trong vùng lưu vực sông Trà. Thái hậu cũng cho dựng gần 20 bảo tháp tại Tây Để, An Để, Thượng Hộ, Đồng Đại, Kim Bôi, Thọ Vực, Rèm Thượng, Rèm Hạ, Thượng Phương... Vua cho đúc trên 1.000 tượng phật, các chùa ấy đều được thỉnh pháp tượng (hô thần nhập tượng) để thờ.
Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn viết trong sách “Vân Đài loại ngữ” có trích dẫn “Quảng Đông tân ngữ” chép về mảnh đất “ven bờ cuối bãi” như sau: “Người vùng biển làm giầu về ruộng cát. Họ mua ruộng cát, lại tranh nhau lấy ruộng sa quần. Vì sa quần dễ sinh phù sa, có người có 100 mẫu mà nó sinh ra lợi được mấy trăm mẫu”. Nhà bác học thế kỷ XVIII viết thêm: “Ở nước Nam, cái lợi sa châu (đất bãi) còn to hơn gấp mấy lần sa quần. Về mạn trên kể từ Sơn Tây xuống đến Đông Hải (Biển Đông), nam giáp Thanh Hóa, ruộng cát cửa biển nổi lên không kém mấy chục vạn mẫu, trồng dâu, trồng mía, cấy lúa rất nhiều, ruộng ở hải tần (bãi biển) lại còn trồng cói cũng thu được nhiều lợi”. Theo các tài liệu khảo cứu, trên đất Hưng Nhân (nay là huyện Hưng Hà) có 8 địa danh cư trú của người Việt cổ được gọi là “xá”. Ngoài ra có làng Nham Lang (Tân Tiến) có làng Cun (Tân Hòa), Cun và Chiềng (Thái Hưng, huyện Hưng Hà với kẻ Viềng (Đông Hưng) là vùng đất bằng phẳng và cao ráo nhất tỉnh, tất cả đều có cao độ dương 1,5m. Riêng khu vực dốc Bùi và tây bến Triều Dương (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) đạt đỉnh cao 2m, nơi đây còn là “quê hương” nhiều gò đống như Đức Cương, Tinh Cương, Cao Cương, Tảo Cương... bởi vậy thời Tây Hán được gọi là “hương Đa Cương”. Đất này thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền và bến Triều Dương (ngày nay là khu vực cầu Triều Dương, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) được coi là địa điểm quan trọng của nhà nước Văn Lang và sau này là quốc gia Đại Việt. Nhà nước đã từng tổ chức hội thảo “Hùng Vương dựng nước”, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khái niệm “Bố” được xác định “Bố chính” một chức quan thời Hùng Vương quản lý một thị tộc lớn. Kỳ Bố Hải Khẩu cũng không nằm ngoại lệ.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Minh Đức, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thời nhà Lý, đất Hưng Nhân có Phùng Tá Thang dầy công hoằng dương phật pháp ở phủ Long Hưng. Truyền ngôn, lúc nhỏ ở Tinh Cương, vua (Trần Thái Tông) đi chơi trên đê sông Hồng có “thầy chùa” ngắm nhìn, dùng gậy “tầm xích” gõ vào đầu nói rằng: “Người này sau sẽ làm chủ thiên hạ” đã khiến vua mến đạo Phật. Thầy chùa đó chính là Phùng Tá Thang “Tả nhai đạo lục” hay còn gọi là Tăng thống (đứng đầu chức sắc Phật giáo). Ông Bùi Duy Lan, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Vào thời Lý Trần “chùa chiền” mọc lên như nấm. Bấy giờ ở nước ta mưa nắng nhiều, dân thường làm các đình dịch trát vách đất, quét vôi trắng đặt ở ngoài đồng để tiện tránh mưa và giúp người đi đường nghỉ ngơi. Tháng 8 năm Tân Mão (1231), Thượng hoàng Trần Thừa xuống chiếu “Trong nước hễ nơi nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ”, bởi thế đâu đâu cũng là chùa, có làng có đến 2 chùa. Bà Nguyễn Thị Kim Liên, thôn Bùi Xá, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà Lúc còn nhỏ tôi thường theo cha tôi ra đền, đình, chùa làng Thọ Bùi chơi, lúc đó đình còn con voi đá to như con voi thật, tương truyền đó là voi chiến phủ phục chờ Hoàng Lang đánh giặc trở về, bây giờ không biết con voi đá đó ở đâu? |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh